Những chấn thương đáng tiếc nhất của 30 năm Play-off (kỳ 1)

thứ bảy 22-4-2017 11:17:48 +07:00 0 bình luận
Trong 30 năm qua vòng NBA Play-off thường chứng kiến những tập thể mạnh phải “nửa đường đứt gánh” bởi chấn thương. Hãy nhìn lại những trường hợp đáng tiếc nhất.

Trong 30 năm qua vòng NBA Play-off thường chứng kiến những tập thể mạnh phải “nửa đường đứt gánh” bởi chấn thương. Hãy nhìn lại những trường hợp đáng tiếc nhất.

1. Chấn thương kép của Magic Johnson và Byron Scott, L.A Lakers 1989 

Những năm cuối của thập kỷ 80, Lakers có đội hình vàng đã giành liên tiếp 2 chức vô địch vào năm 1987 và 1988. Năm kế tiếp, họ tiếp tục quét sạch các địch thủ tại miền Tây với thành tích bất bại để tiến tới chung kết NBA. Trong buổi tập trước thềm game 1 gặp Detroit Pistons, hậu vệ ghi điểm Byron Scott dính chấn thương gân kheo trong một buổi tập.

Cho đến nay, Magic Johnson và Byron Scott vẫn được xem như 2 huyền thoại trong lịch sử Lakers.
Cho đến nay, Magic Johnson và Byron Scott vẫn được xem như 2 huyền thoại trong lịch sử Lakers.

Không lâu sau ở game 2, huyền thoại Magic Johnson tiếp tục gặp chấn thương tương tự và như vậy, Lakers đã mất đi 2 tuyển thủ chính thức chỉ trong vài ngày.

Đội hình dự bị xoay tua không đủ mạnh để đối đầu với một Pistons chơi liều mạng để hướng đến ngôi vô địch. Những ngày đó, người ta nói đùa với nhau rằng “thần bóng rổ đã tung đồng xu để phán quyết số mệnh của Lakers”.

2. Dirk Nowitzki, Dallas Mavericks 2003 

Năm 2003 là một trong những năm thể hiện ấn tượng nhất trong sự nghiệp của tiền phong siêu sao Dirk Nowitzki. Thẳng thắn mà nói, nếu tuyển thủ Mavericks không bị trật đầu gối trong chung kết khu vực miền Tây, anh có thể đã giữ 2 nhẫn vô địch NBA chứ không phải duy nhất 1 chiếc cho tới nay.

Nowitzki bắt đầu chiến dịch Play-off năm đó với 46 điểm trong game 1 trước Portland Trail Blazers. Sau đó, ở vòng 2, anh tiếp tục đưa Mavericks vượt qua đối thủ rất mạnh khác là Sacramento Kings sau game 7 với 30 điểm cùng 19 rebound (bắt bóng bật bảng).

Khi gặp San Antonio Spurs trong chung kết khu vực, siêu sao người Đức tiếp tục giã 38 điểm và 19 rebound ở trận sân khách mở màn. Nhưng đây cũng chính là thời điểm kết thúc của màn trình diễn “quái thú” này.

Giấc mộng xưng vương của Mavericks đã sớm có thể đạt được nếu không có pha chấn thương đáng tiếc của Nowitzki.
Giấc mộng xưng vương của Mavericks đã sớm có thể đạt được nếu không có pha chấn thương đáng tiếc của Nowitzki.

Ở cuối game 3 gặp Spurs, Nowitzki  bị bong gân đầu gối khiến anh trở thành khán giả trong suốt chuỗi trận còn lại. Spurs vượt qua Mavericks và đánh bại Nets để lên ngôi vô địch NBA.

Tám năm sau, 2 siêu sao không nhẫn bị Spurs loại tức tưởi năm đó, Nowitzki và Jason Kidd đã lần đầu đạt được giấc mơ dang dở  của họ trong màu áo của Mavericks.

3. Karl Malone, L.A. Lakers 2004

Năm 2003, theo yêu cầu của Shaquille O’Neal, ban lãnh đạo Lakers đã tiến hành một thương vụ lớn khi chiêu mộ thêm Gary Payton và Karl Malone vào đội hình vốn đã rất mạnh của đội bóng.

Lakers thống trị NBA trong 3 năm liên tiếp trước khi để Spurs soán ngôi vào năm 2003. Việc mang về 2 Hall of Famers tương lai như một sự đảm bảo cho ngôi vương lâu bền của Lakers.

Tuy nhiên, thất bại trước Detroit Pistons trong chung kết NBA 2004 có thể được xem như bất ngờ. Có nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng, chấn thương của Karl Malone đóng vai trò quan trọng.

Năm 2004, Việc Lakers tạo ra một đội hình như thế này đã gây sốc, nhưng việc họ để thua Pistons còn bất ngờ hơn.
Năm 2004, Việc Lakers tạo ra một đội hình như thế này đã gây sốc, nhưng việc họ để thua Pistons còn bất ngờ hơn.

Karl Malone dù không còn ở năm 2004, việc Lakers tạo ra một đội hình như thế này đã gây sốc, nhưng việc họ để thua Pistons còn bất ngờ hơn. Phong độ đỉnh cao như thời giúp Utah Jazz 2 lần lọt vào chung kết NBA nhưng sự có mặt của ông vẫn rất đặc biệt đối với Lakers.

Malone ghi điểm tốt mà phòng ngự cũng tinh quái. Hồi giữa mùa giải thông thường 2003-2004, Malone có một chấn thương nơi đầu gối nhưng ông đã kịp trở lại để tham gia vòng Play-off.

Nhưng dường như, ngay cả các bác sỹ cũng xem nhẹ chấn thương này. Sau game 4 trận chung kết NBA, Malone xác định không thể ra sân sau những phút thi đấu rời rạc trong các trận trước đó. Kết quả kiểm tra cho biết ông đã bị tái phát chấn thương đầu gối trước đó.

Một lần nữa, không thể khẳng định việc Pistons đã thắng chỉ vì thiếu Karl Malone nhưng sự vắng mặt của tiền phong này chắc chắn có tạo ra bất lợi cho Lakers.

4. Sam Cassell và Timberwolves 2004

Sam Cassell với hình dáng xấu xí và ít góp mặt trong các sự kiện All-Star đã khiến nhiều người quên mất việc ông cũng nằm trong số những người nâng cao chiếc cúp vô địch trong đội hình Houston Rockets năm 1994 và 1995.

Năm 2004, Cassell lúc đó đã chuyển sang Minesotta Timberwolves. Ông trở thành nhân tố quan trọng dù Timberwolves cũng sở hữu nhiều cái tên chất lượng, đặc biệt nhất phải kể đến tiền phong huyền thoại Kevin Garnett. Trong 4 năm liền, Timberwolves luôn được xếp vào nhóm ứng viên vô địch của miền Tây nhưng liên tiếp thất bại do những lí do khác nhau.

Timberwolves có big 3 nhưng quan trọng nhất vẫn là Cassell và Garnett.
Timberwolves có big 3 nhưng quan trọng nhất vẫn là Cassell và Garnett.

Chung kết khu vực miền Tây năm 2004, Timberwolves đối đầu Lakers với con số kỷ lục của Kevin Garnett (trung bình 24,3 điểm, 14,6 rebound cùng 5,1 assist/vòng Play-off).

Garnett trở thành linh hồn của Timberwolves nhưng Sam Cassell cũng đạt hiệu suất ném rổ khủng khiếp và là tác giả của nhiều cú clutch quan trọng.

Thủ lĩnh vòng trong là Garnett còn phía ngoài đã có Sam Cassell. Chấn thương của Cassell trở nên phức tạp trong suốt quá trình 6 game đọ sức với Lakers.

Game 1: Từ hiệp 4, Cassell bắt đầu gặp vấn đề nhưng vẫn có 16 điểm và 8 assist (chuyền thành điểm) trước đó.

Game 2: Ông vắng mặt trong suốt những phút ban đầu.

Game 3: Có 18 điểm, nhưng chỉ chơi được 26 phút trên sân.

Game 4: Chỉ ra sân được vỏn vẹn 5 phút do chấn thương phát nặng.

Game 5: Không thi đấu.

Game 6: Không thi đấu.

Timberwolves đương nhiên thất thủ bởi Lakers cũng rất mạnh, nhưng nếu Sam Cassell không gặp chấn thương, cuộc thư hùng đã có kết quả khó lường hơn.

5. Vận đen liên tiếp của Sacramento Kings 2002 và 2003

Sacramento Kings của những năm đầu 2000 được nhớ tới như một trong những tập thể ném xa tốt nhất và đồng đều nhất trong lịch sử giải bóng rổ NBA. Tất cả 5 vị trí xuất phát của họ trong năm 2002 đều có khả năng dứt điểm tốt ở vạch 3 điểm với big 3 bao gồm Mike Bibby, Peja Stojakovic và Chris Webber. Năm 2002, Kings chịu thua Lakers ở chung kết miền Tây trong hoàn cảnh thiếu vắng xạ thủ chủ lực Peja Stojakovic .

Một năm sau, họ trở lại với quyết tâm mạnh mẽ hơn thể hiện qua thành tích cao ở mùa giải 82 game. Đây cũng là lứa thế hệ hoàng kim nhất mà Kings từng sở hữu trong lịch sử.

Với sự đồng đều nơi đội hình, tiền phong Chris Webber đã phát huy toàn bộ khả năng của anh với trung bình 23 điểm, 10,5 rebound và 5,4 asisst tính toàn mùa giải. Kings vượt qua vòng đầu NBA Play-off và gặp Dallas Mavericks tại bán kết miền Tây.

Webber xuất hiện nhiều trong các chương trình bình luận NBA ngày nay. Ông chưa một lần vô địch giải đấu này.
Webber xuất hiện nhiều trong các chương trình bình luận NBA ngày nay. Ông chưa một lần vô địch giải đấu này.

Game 2 chứng kiến chấn thương của Webber và Kings đã mất đi nhân tố quan trọng trong cả tấn công lẫn phòng ngự. Họ không còn là chính mình và chịu đầu hàng trước đối thủ.

Cũng kể từ chấn thương này, sự nghiệp của Webber xuống dốc nhanh chóng và tàn lụi đáng tiếc tại Golden State vào năm sau. Thế hệ hoàng kim của Kings cũng tan rã và để lại giấc mơ dang dở cho những con người đầy khao khát tại Sacramento.

(Còn tiếp)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm