Cử tạ Olympic: Đấu trường của các lực sĩ Milo

thứ sáu 5-8-2016 9:50:49 +07:00 0 bình luận
Các lực sĩ cử tạ có thế nâng tạ nặng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Đó là việc không phải ai cũng có thể làm.

Các lực sĩ cử tạ có thế nâng tạ nặng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Đó là việc không phải ai cũng có thể làm.

Tại Olympic Rio 2016, đoàn thể thao Việt Nam có 4 VĐV tham gia thi đấu cử tạ: Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn (hạng cân nam 56kg); Hoàng Tấn Tài (hạng cân nam 85kg) và Vương Thị Huyền (hạng cân nữ 48kg).

Trong đó, Thạch Kim Tuấn với thành tích cử giật (135 kg, phá kỷ lục châu Á, trẻ thế giới), HCB cử đẩy (161 kg), tổng cử 296 kg ở hạng cân 56kg tại giải vô địch cử tạ thế giới 2014 (Kazakhstan) là niềm hi vọng của Việt Nam tại Olympic 2016.

Đối thủ lớn nhất của Thạch Kim Tuấn ở hạng 56kg tại Olympic 2016 là Long Qingquan (Trung Quốc) HCV hạng cân 56 kg tại Olympic Bắc Kinh 2008 và Om Yumchol (CHDCND Triều Tiên) hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng của Liên đoàn cử tạ thế giới IWF (International Weightlifting Federation) với thành tích cử giật 131 kg, cử đẩy 171 kg, tổng cử 302 kg (9/2015).

Lịch thi đấu: các nội dung của môn cử tạ sẽ thi đấu trong 11 ngày từ 7/8-17/8

Hạng cân 48kg (nữ): 7/8

Hạng cân 56kg (nam): 7/8 & 8/8

Hạng cân 85kg (nam): 12/8 & 13/8

Lịch sử

Cử tạ là môn thể thao xuất hiện từ rất sớm. Câu chuyện về lực sĩ Milo người xứ Croton đã cho thấy việc luyện tập nâng vật nặng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại.

Huyền thoại về Lực sĩ Milo
Huyền thoại về lực sĩ Milo

Milo, lực sĩ đến từ xứ Croton, là người 6 lần vô địch môn vật tại Olympic cổ đại. Để luyện tập cho Olympic, Milo đã nâng một chú nghé lên vai để tập chạy mỗi ngày. Sau vài năm, chú nghé lớn lên trở thành một con bò to lớn cũng là lúc Milo đi thi Olympic.

Năm 1896, cử tạ được đưa vào là 1 trong 9 môn thi đấu chính thức ở kỳ Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức tại Athens (Hy Lạp). Liên đoàn cử tạ thế giới IWF là cơ quan trọng tài quốc tế và điều hành các cuộc thi về cử tạ.

Cử tạ tại kỳ Olympic hiện đại đầu tiên
Cử tạ tại kỳ Olympic hiện đại đầu tiên

Là môn thể thao sức mạnh nên trong nhiều năm, cử tạ được mặc định chỉ dành cho phái mạnh. Mãi đến Sydney 2000, nội dung cử tạ dành cho nữ mới được đưa vào chương trình thi đấu của Olympic . Rất nhanh chóng sau đó, các VĐV nữ đã chứng tỏ họ cũng không thua kém các đồng nghiệp nam quá nhiều.

VĐV Soraya Jimenez giành HCV tại Olympic Sydney 2000
VĐV Soraya Jimenez giành HCV Olympic tại Sydney 2000

Các hạng cân

Môn cử tạ ở Olympic có 15 bộ huy chương, bao gồm 8 hạng cân của nam và 7 hạng cân nữ

Các hạng cân của nam và nữ
Các hạng cân của nam và nữ

Dụng cụ thi đấu

Tạ thi đấu (bao gồm đòn tạ, đĩa tạ và khóa tạ) phải đạt tiêu chuẩn của IWF.

Đòn tạ cho nam có trọng lượng 20kg, dài 2200mm. Đòn tạ cho nữ có trọng lượng 15kg và dài 2010mm.

Đòn tạ của nam
Đòn tạ của nam

Đĩa tạ được phân theo trọng lượng và phải được sơn màu theo cân nặng:

Tạ trên 10kg: 25kg – màu đỏ, 20kg-màu xanh biển, 15kg – màu vàng, 10kg màu xanh lá cây.

Đĩa tạ loại trên 10kg
Đĩa tạ loại trên 10kg

Tạ dưới 10kg: 5kg – Trắng, 2,5kg – màu đỏ, 2kg – màu xanh biển, 1,5kg – vàng, 1kg – xanh lá, 0,5kg – trắng

Khóa tạ là thiết bị dùng để giữ chặt đĩa tạ vào hai đầu đòn tạ. Mỗi một chiếc khóa tạ nặng 2,5kg.

Khóa tạ tiêu chuẩn
Khóa tạ tiêu chuẩn

Hai động tác cử tạ

Các VĐV thi đấu cử tạ sẽ phải thực hiện 2 động tác nâng tạ là cử giật và cử đẩy.

Động tác cử giật (snatch) 

Động tác cử giật
Động tác cử giật

Clip VĐV Trần Lê Quốc Toàn thực hiện cử giật 125 kg tại giải VĐ cử tạ thế giới 2013:

Động tác cử đẩy (clean and jerk)

Hình minh họa động tác cử đẩy
Hình minh họa động tác cử đẩy

Clip Thạch Kim Tuấn thực hiện cử đấy 161kg  tại giải VĐ cử tạ thế giới 2014 (hạng 56kg)

Nội dung thi đấu

Mỗi VĐV sẽ phải thực hiện 2 động tác cử tạ. Cử giật sẽ được thực hiện trước. Mỗi động tác được thực hiện 3 lần, lần nâng có trọng lượng nặng nhất sẽ được tính thành tích.

Cân nặng của tạ sẽ được vận động viên đăng kí với trọng tài, tối thiểu phải là 27,5kg với nam và 22,5kg với nữ. Nếu thực hiện thành công ngay từ lần đầu tiên thì VĐV sẽ được tăng mức tạ ở lần thứ hai. Lần thứ 2, VĐV thực hiện thành công sẽ được tăng lần thứ 3. Ngược lại, nếu VĐV thất bại ở mức tạ nào thì sẽ phải thực hiện lại phần thi ở mức tạ đó ở lần tiếp theo.

Tổng tạ sau khi thực hiện 2 động tác của VĐV nào nặng nhất, VĐV đó sẽ giành chiến thắng. Quá trình thực hiện phải đúng theo luật thi đấu của IWF và được trọng tài công nhận.

Một số nội dung cơ bản của cử tạ Olympic
Môn cử tạ

Trang phục thi đấu của VĐV

VĐV được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần hoặc rời bó sát. Trong đó, quần không được dài quá gối và áo không được dài quá khủy tay.

Giày thi đấu của lực sĩ giúp bảo vệ chân và tạo thế đứng vững chắc, nhưng không được đem lại bất kì lợi thế nào cho VĐV khi nâng tạ.

Trong quá trình thi đấu, VĐV được phép sử dụng đai lưng để bảo vệ. Đai lưng phải được đeo ra ngoài quần áo và rộng tối đa là 120 mm.

Ngoài ra VĐV cũng được sử dụng bó gối và băng quấn tay.

Trang phục thi đấu của VĐV Yagi Kanae (Nhật Bản)
Trang phục thi đấu của VĐV Yagi Kanae (Nhật Bản)
Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm