Giá nào cho BQTH NHA ở Việt Nam?

thứ bảy 14-11-2015 14:05:08 +07:00 0 bình luận
Cho đến giờ đã có một số vùng lãnh thổ và quốc gia đạt được thỏa thuận mua BQTH giải Ngoại hạng gói 2016-2019.

Tại Mỹ, mức giá đã đội 100%, từ 55 triệu bảng/năm ở giai đoạn 2013-2016 lên 110 triệu bảng/năm cho tận 6 năm tới (2016-2022). Ở Bắc Âu, mức tăng là 108%, từ 52,5 triệu bảng/năm trong gói hiện tại lên 110 triệu bảng/năm cho gói 3 năm tới. Kế đến, Hong Kong - Trung Quốc có tỷ lệ tăng 116%,. Và gây sốc hơn cả là thị trường Brazil với mức tăng... 231%, từ giá gói hiện tại là 29,7 triệu bảng lên thành 98,4 triệu bảng cho 3 năm tới.

Thực tế, nhìn vào các khu vực đã đạt được thỏa thuận mua BQTH gói 2016-2019, mức giá tăng trung bình so với gói hiện tại là 93,7%. Như thế, Việt Nam liệu có cơ hội đi ngược xu thế ấy? Tính cơ học, nếu 3 năm trước Việt Nam phải trả 35 triệu USD (tương đương 22,4 triệu bảng) thì tới đây sẽ phải chi tương ứng khoảng 67,8 triệu USD cho gói BQTH Premier League 2016-2019, tương đương hơn 1.500 tỷ đồng.

Còn nếu lấy con số này chia cho 1.140 trận đấu trong gói 3 năm tới thì tính ra mỗi trận sẽ có giá 59.500 USD. Nếu tính nhẩm mỗi cuối tuần lịch phát sóng trực tiếp thường từ 5-7 trận thì về lý thuyết các nhà đài phải đảm bao thu về khoảng 400.000 USD/vòng đấu để ít nhất cân đối số tiền bỏ ra mua bản quyền. Khi ấy, gánh nặng sẽ đặt chủ yếu lên túi tiền của những NHM nghiện món ăn tinh thần quen thuộc.

epl

Một điều lạ là nếu 2 năm trước Thái Lan từng là quốc gia bỏ ra nhiều tiền nhất, để mua gói bản quyền hiện tại, thì giờ có khả năng không những chẳng phải trả thêm như mức tăng gần 100% mà thậm chí họ còn trả ít đi. Còn nhớ cách đây 2 năm CPC, nhà cung cấp hệ thống truyền hình trả tiền lớn thứ nhì Thái Lan đã tốn 320 triệu USD mua bản quyền. Giờ BeIn Sports đang đàm phán quanh mức giá 270-280 triệu USD. Đó có thể xem là… kỳ tích, nhưng có lẽ cần đợi đến khi nào chính thức chốt giá mới có thể “phán” như thế.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm