Festival bóng đá học đường 2015: “Chung tay vì tương lai…”

thứ tư 3-6-2015 16:33:05 +07:00 0 bình luận
Festival U.13 toàn quốc hướng đến sự phát triển không chỉ riêng bóng đá mà còn là môi trường rèn giũa về mặt con người, tính cách, sự tự lập, tinh thần mã thượng trong thể thao cho các em.

“10 năm gắn bó cùng BĐVN, trong đó có các hoạt động bóng đá trẻ, chúng tôi mong muốn làm được một điều gì đó. Không chỉ là đào tạo tài năng, thông qua bóng đá, Yamaha muốn góp phần nhỏ bé của mình để cùng gia đình, nhà trường và xã hội chung tay đào tạo con người. Sân chơi này được xây dựng để dành cho các em, để các em được chơi và chúng tôi hứa sẽ làm tốt, tốt nhất có thể không chỉ vì tương lai BĐVN…”. Ông Hoàng Hà – Giám đốc Marketing toàn quốc Yamaha Motor Việt Nam tâm sự rằng sự phát triển của bóng đá học đường mà Festival U.13 toàn quốc hướng đến sự phát triển không chỉ riêng bóng đá mà còn là môi trường rèn giũa về mặt con người, tính cách, sự tự lập, tinh thần mã thượng trong thể thao cho các em. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng cho định hướng của Chính phủ trong việc nỗ lực đưa bóng đá trở thành môn chính thức của thể thao học đường, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc rèn luyện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh toàn quốc.

63

Trong khi đó, ông Ono Masaru – TGĐ Yamaha Motor Việt Nam cũng nhắc đến cách để bóng đá học đường được xã hội hóa rộng rãi ở Nhật Bản. Ở đó, xã hội hóa không chỉ là đổ tiền vào để phát triển bóng đá học đường mà còn phải truyền đạt tiêu chí, nhận thức đến những người hoạt động thể thao, doanh nghiệp tham gia, các cơ quan ban ngành cũng như phụ huynh học sinh. Ở Nhật Bản, một thành phố nhỏ cũng có thể có hàng trăm đội bóng học đường sinh hoạt, với sự tận tậm của những người làm bóng đá, kinh phí đóng góp từ rất nhiều nhà tài trợ – mỗi người có thể rất ít (chỉ vài chục USD/tháng), đóng góp từ bản thân cha mẹ học sinh. Cũng theo ông nhận xét, hiện giờ ở các thành phố lớn của Việt Nam, phụ huynh học sinh đã dần thay đổi nhận thức về thể thao, bóng đá, khuyến khích con mình tham gia bóng đá như một phương pháp rèn luyện sức khỏe, một niềm đam mê, cũng là nơi rèn luyện nhân cách.

Theo chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương – Trưởng ban bóng đá học đường của LĐBĐ TP.HCM, nhu cầu bóng đá của trẻ em Việt Nam là rất lớn và những sân chơi như thế này cần nhân rộng. Với 2 năm triển khai và tiếp xúc thực tế, hơn ai hết ông hiểu, ước mong về sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của trẻ em với bóng đá.

“Rất xúc động và trân trọng những gì các bạn dành cho BĐVN cũng như trẻ em. Biết là khách sáo nhưng một lần nữa, thay mặt lãnh đạo VFF, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn Yamaha với những giúp đỡ, các hoạt động ý nghĩa cho sự phát triển của BĐVN…”, PCT Nguyễn Xuân Gụ chia sẻ và khẳng định ở VCK, những gì tốt nhất có thể sẽ được dành cho sân chơi của các cầu thủ này.

TIÊN LÂM

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm