Barcelona: Từ triết lý "Més que un club" đến một siêu CLB (Kỳ 1)

thứ sáu 10-3-2017 14:06:13 +07:00 0 bình luận
Từ một CLB hàng đầu TBN, Barca vươn tầm rất nhanh thành “thế lực toàn cầu", một siêu CLB trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại. Hành trình đó diễn ra như thế nào?

Từ một CLB hàng đầu Tây Ban Nha, Barca đã vươn tầm rất nhanh trở thành “thế lực toàn cầu", một siêu CLB trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại. Hành trình đó diễn ra như thế nào?

Để hiểu mô hình phát triển của Barca, chúng ta phải hiểu mô hình của... đối thủ không đội trời chung Real Madrid. Và để hiểu cả hai, không thể bỏ qua sự phát triển của Man Utd, đội bóng số 1 trong kỷ nguyên Premier League sặc mùi tiền bạc.

Giữa những năm 1990, Man Utd không chỉ thống trị bóng đá Anh mà còn còn tiên phong trong việc vươn mình ra thế giới. Họ là CLB đầu tiên khai thác thương mại ở thị trường châu Á, CLB đầu tiên nhận ra tiềm năng kiếm tiền từ những khu vực được ví như "vùng trùng của bóng đá thế giới". Và M.U cũng là CLB đầu tiên có kênh truyền hình riêng. 

Man Utd
Man Utd tiên phong trong việc quảng bá thương hiệu ra thế giới

Trong gần 1 thập kỷ đầu khi Premier League ra đời và phát triển, Man Utd nhanh chóng vơ vét các danh hiệu và khai thác các mỏ vàng thương mại để trở thành CLB giàu nhất thế giới. Trong lúc đó, Real và Barca vẫn chỉ kèn cựa nhau ở đấu trường quốc nội.

"Ngai vàng" của Man Utd chỉ bị hạ bệ kể từ lúc tay "thầu xây dựng" Florentino Perez chiến thắng trong cuộc bầu cử chủ tịch Real năm 2000, nhờ lời hứa "cướp" Luis Figo từ tay Barca.

 Những năm tiếp theo cả thế giới bóng đá biết đến khái niệm "Galactico" - nghĩa là Dải ngân hà. 4 mùa hè liên tiếp, Real mang về Figo, Zidane, Ronaldo và Beckham với tổng giá trị chuyển nhượng lên đến 218 triệu euro.

Những năm sau đó là Kaka, Cristiano Ronaldo, Bale và James Rodriguez. Đội chủ sân Bernabeu nắm kỷ lục chuyển nhượng thế giới trong 16 năm liền trước khi Man Utd mua Pogba mùa Hè năm ngoái. 

gfh
Becks là thương vụ hoàn hảo kết hợp giữa một hai yếu tố đá bóng hay và kiếm tiền giỏi

Khác với Man Utd, Real đưa công nghệ kiếm tiền tiến lên một tầng cao mới, hào nhoáng và nghệ thuật hơn. Họ tổ chức show diễn cho khán giả, và làm đám đông phát cuồng với những siêu sao của mình.

Vào tháng 7/2003, David Beckham là đại diện ưu tú nhất cho chiến lược "cầu thủ kiếm tiền". Real tổ chức họp báo vào 11 giờ sáng để phù hợp với giờ buổi tối bên châu Á. Lễ ra mắt của Becks thu hút lượng khán giả kỷ lục thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau đám tang của Công nương Diana.

Phải tận một thập kỷ sau, những vị chủ tịch mới của Barca đã thay đổi triết lý làm bóng đá ở xứ Catalunia: Bóng đá không chỉ cần đẹp, mà còn phải làm ra tiền.

Barcenola:Từ triết lý ''Més que un club'' đến một siêu CLB (Kỳ 1)
Từ đế chế của Laporta (trái) chuyển sang triều đại Rosell (phải), Barca đã bắt đầu thay đổi "tư duy kiếm tiền"

Năm 2010, phó chủ tịch Sandro Rosell thay thế Laporta và vài năm sau thuyết phục thành công CLB chi đậm cho các siêu sao. Hè 2013, đội chủ sân Nou Camp đón Neymar và năm sau là Luis Suarez. Bộ đôi Nam Mỹ này tiêu tốn 120 triệu bảng. 

Kể từ đó, bên cạnh việc dựa vào lực lượng nòng cốt từ những ngôi sao trưởng thành từ lò đào tạo như Messi, Busquets, Iniesta hay Pique, Barca bắt đầu mạnh tay trong chi tiêu để mang về các tên tuổi sáng giá khác, như Rakitic, Arda Turan, Andre Gomes và Paco Alcacer.

gfh
Barca đã đuổi kịp kình địch Real trong nỗ lực vơ vét tiền bạc

Năm 2014, Rosell bị buộc phải rút lui nhưng người bạn và đồng minh của ông, Josep Bartomeu, tiếp tục di sản đang dở dang. Hai mục tiêu chính của Bartomeu rất rõ ràng: đánh bóng tên tuổi Barca trên toàn thế giới và dùng danh tiếng CLB để... in tiền.

Tháng 9 năm ngoái, không lâu sau khi tái đắc cử chiếc ghế chủ tịch, Bartomeu mở văn phòng đại diện đầu tiên của Barca tại New York, Mỹ. Ông tích cực đi giao lưu với hàng loạt công ty cổ phiếu tên tuổi ở phố Wall. Bartomeu muốn đẩy mạnh hình ảnh Barca tại khu vực Bắc Mỹ, song song với việc triển khai các Học viện bóng đá ở Trung Quốc, nơi được ví như mỏ vàng bất tận. 

ad
Bartomeu: "Barca là một CLB toàn cầu. Thế giới ngoại kia quá rộng lớn và chúng ta mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ"

New York là trụ sở chính thứ 2 của Barca bên ngoài Tây Ban Nha, một cái khác ở Hong Kong - để thúc đẩy sự liên kết với châu Á.

Với doanh thu 620 triệu euro mùa trước, Bartomeu vẫn còn ở khá xa mục tiêu 1 tỷ euro đề ra. Nhưng những màn trình diễn ngoạn mục, đặc biệt là cú lội ngược dòng lịch sử trước PSG vừa qua, có thể tạo ra bước ngoặt cho Barca, ở trong cũng như ngoài sân cỏ.

Và chưa bao giờ, người ta thấy triết lý của đội bóng: Més que un club - Hơn cả một CLB, lại đúng như lúc này. Phải! Hơn cả một đội bóng sưu tầm danh hiệu, với Barca, một tổ hợp hoàn hảo trong kỷ nguyên hiện đại phải biết làm kinh tế, biết kiếm thật nhiều tiền...

 Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Barca: Chiến thắng không bằng... tiền bạc

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm