"Clinch" và "Groundgame" - Những mảnh đất được hoàn thiện khi MMA xuất hiện

Lâm Gia
chủ nhật 14-7-2019 2:00:00 +07:00 0 bình luận
Trong bài viết đầu tiên – 3 nhóm kĩ năng cơ bản trong MMA là "striking", "grappling" và "takedown" đã cơ bản được định nghĩa dưới các góc nhìn kĩ thuật cũng như lí do tại sao chúng được phân chia như vậy. Ở bài viết thứ 2 của series, chúng ta tiếp tục đề cập tới những kĩ thuật đã được hoàn thiện khi luật thi đấu MMA xuất hiện.

"Striking", "Grappling", "Takedown" trong MMA là gì và tại sao phải phân biệt chúng?

Clinch

“Clinch” được hiểu là một tư thế và cự li trong võ thuật đối kháng, khi 2 võ sĩ đang ở khoảng cách áp sát ngắn hơn một cánh tay. Đây là khoảng cách gần tới mức những đòn đấm thẳng hay đá không còn đủ cự li thực hiện. Vì vậy, các kĩ thuật thường được sử dụng ở tình huống này là đấm móc – vòng, cùi chỏ, lên gối, vít gáy – hoặc gần hơn nữa là cả 2 võ sĩ sẽ lao vào “ôm nhau” để khống chế đối phương.

Định nghĩa trên được xem như cách xác định cơ bản nhất về clinch trong tất cả các môn võ đối kháng, tiếp sau đây, chúng ta sẽ đề cập tới những môn võ nổi bật sở hữu kĩ thuật ở cự li này.

Muay Thái: nổi tiếng nhất với tư thế clinch, Muay có hẳn một hệ thống bài tập riêng ở mảng kĩ thuật này. Các kĩ thuật clinch của Muay chủ yếu nhằm vào 3 mục đích chính

  • o Tạo cự li và tư thế thích hợp để thực hiện các đòn gối – chỏ, những vũ khí ưu tiên của Muay.
  • o Làm đối thủ mất thăng bằng để thực hiện các đòn quét ngã.

Clinch và Groundgame - Những mảnh đất được hoàn thiện khi MMA xuất hiện

Trong Muay Thái, clinch chiếm vai trò cực kì quan trọng bởi các cơ hội ra đòn nó mang lại

Boxing: trong thi đấu Boxing hiện đại với găng thi đấu, các võ sĩ hiện nay không được phép sử dụng clinch như một kĩ thuật hợp lệ. Tuy nhiên, trong lịch sử, các kĩ thuật clinch để khống chế đối thủ và ra đòn của Boxing được công nhận như một kĩ năng riêng tương tự như Muay, được gọi là “clinch boxing” hay “dirty boxing”.

Tên gọi “dirty boxing” này có thể hiểu được do hình ảnh của kĩ thuật này khá “hoang dã” khi 2 võ sĩ liên tục ôm ghì và ra đòn, không nhiều kĩ năng kiểm soát khoảng cách, bộ pháp được thể hiện (mục đích của Boxing hiện đai) – chính vì thế nó được gán cho cái tên “dirty” (bẩn).

Bị cấm trong Boxing hiện đại, clinch boxing đã trở lại khi MMA xuất hiện.

Wrestling: thuộc nhóm các môn võ vật, khác với BJJ, Judo hay Sambo, Wrestling không sử dụng võ phục để túm/bắt đối phương. Chính vì vậy, các kĩ thuật clinch trong Wrestling nhằm mục tiêu lấy tư thế, tạo đà hoặc làm mất thăng bằng để vật ngã đối thủ. Không giống Muay, Wrestling cho phép võ sĩ được ôm vật đối thủ - vì thế một phần các kĩ thuật clinch trong Wrestling cũng nhắm tới mục tiêu này.

Clinch trong Wrestling

Còn được gọi là “standing grappling” (khóa siết ở tư thế đứng), clinch giống hệt các kĩ thuật đánh nằm của các môn grappling khi mục tiêu của nó là khống chế đối thủ ở cự li áp sát, tạo thuận lợi về tư thế ra đòn.

Tuy nhiên, việc xuất hiện riêng lẻ trong các môn võ cùng với hạn chế luật lệ đã khiến clinch chỉ thể hiện được phần nào khả năng mà nó mang lại. Và đến khi xuất hiện trong MMA – clinch đã trở thành kĩ thuật kết nối để sản sinh ra nhiều chiến thuật mới lạ mà chỉ võ tổng hợp mới có.

Groundgame – Sự khai phá của Nhu thuật Brazil và trỗi dậy của Wrestling

Ban đầu, UFC được mở ra nhằm quảng bá cho BJJ (Brazilian Jiujitsu) của nhà Gracie – việc khai phái các kĩ năng đánh nằm theo một hướng toàn diện và hoàn toàn mới đã giúp cho môn võ Brazil liên tiếp tỏa sáng trong các sự kiện đầu của UFC, đồng thời hoàn thiện nốt phần còn thiếu để MMA (võ tổng hợp) – chính thức trở thành một khái niệm hoàn chỉnh.

Phát triển kĩ năng phòng thủ chủ động (guard), hệ thống các đòn khóa cũng từ đó mà được đa dạng hơn, BJJ đã bù khuyết các khoảng trống còn thiếu mà những môn grappling phổ biến trước đó là Wrestling, Judo, Catch Wrestling hay Sambo để lại. Không quá đặt nặng vấn đề "quật ngã" đối thủ hay tạo sát thương bằng các cú vật, BJJ buộc người tập phải xử lý tình huống trong trường hợp bản thân rơi vào bất lợi và tìm lại thế chủ động - từ đó kết liễu bằng những đòn khóa/siết, vũ khí không cần tốn quá nhiều sức mạnh, đánh thẳng vào yếu điểm sinh lý trên cơ thể.

Cùng với các môn grappling trước đó, BJJ đã bao phủ hoàn toàn mảng kĩ năng groudgame - biến nó trở thành một phần không thể thiếu nếu một võ sĩ muốn thi đấu MMA. Và cũng từ đây, việc kết hợp với những sở trường các của các dòng Wrestling - cùng luật thi đấu Ground and Pound, đặc sản số một của MMA đã tạo ra một hệ thống chiến thuật mới đưa MMA trở thành hình thức thi đấu võ thuật tay không toàn diện nhất.

Clinch và Groundgame - Những mảnh đất được hoàn thiện khi MMA xuất hiện

Hệ thống kĩ thuật guard trong BJJ, khi đem sang MMA giống như chiếc khiên cứu cánh cuối cùng để võ sĩ có thể tìm lại cơ hội ghi điểm.

Clinch và Groundgame - Những mảnh đất được hoàn thiện khi MMA xuất hiện

Clinch và Groundgame - Những mảnh đất được hoàn thiện khi MMA xuất hiện

Sự toàn diện của MMA được thể hiện qua các kĩ thuật trong groundgame và việc cho phép sử dụng Ground and Pound.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm