Nguyễn Tam Trinh: Câu chuyện hào hùng của ông tổ làng vật cổ truyền Mai Động

Hảo Lê
thứ ba 5-3-2019 15:00:00 +07:00 0 bình luận
Truyền thuyết kể lại rằng, ông tổ môn Vật của phường Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày nay là Nguyễn Tam Trinh, vị Đô Úy dưới trướng Hai Bà Trưng vào thế kỷ I.

Vật cổ truyền là một môn võ lâu đời được hình thành và phát triển từ thời xa xưa, đồng hành cùng quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Bộ môn vật ngoài giá trị giải trí vui chơi còn là một môn thể thao hữu ích, giúp các thanh niên làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Trong số đó, một trong những hội vật cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất ở miền Bắc là hội vật làng Mai Động, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày nay.

Truyền thuyết kể lại rằng, ông tổ môn Vật của phường Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày nay là Nguyễn Tam Trinh, vị Đô Úy dưới trướng Hai Bà Trưng vào thế kỷ I.

Nguyễn Tam Trinh: Câu chuyện hào hùng của ông tổ làng vật cổ truyền Mai Động
Truyền thuyết kể lại ông tổ môn Vật của phường Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày nay là Nguyễn Tam Trinh, vị Đô Úy dưới trướng Hai Bà Trưng vào thế kỷ I.

Sinh ra vào những năm đầu công nguyên tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, Nguyễn Tam Trinh nổi tiếng khắp làng với thể hình to lớn, sức khỏe hơn người mà còn có đam mê võ thuật. Ngay từ khi con nhỏ, Tam Chinh đã cố gắng rèn luyện võ thuật trong làng để có thể phụng sự đất nước về sau. 

Sau khi thành tài ở lò vật, với vốn chữ nghĩa của mình, Nguyễn Tam Trinh đã du hí ra Bắc để có thể ngắm nhìn đất nước. Điểm dừng chân cuối cùng của ông là tại hương Cổ Mai (trong đó có làng Mai Động ngày nay). Nơi đây cảnh đẹp, người dân hiền lành chân chất nhưng lại nghèo vì họ không có nghề gì ngoài cày cấy.

Nhìn thấy cảnh người dân khổ sở vậy ông cảm thấy không yên lòng. Ông đã dựng nhà bên sông Kim Ngưu rồi mở trường dạy văn dạy võ không công cho người dân địa phương. Thanh niên theo ông học rất đông. Không chỉ dạy văn và võ, ông còn dạy cho người dân cách làm đậu phụ, giúp cho cuộc sống họ đỡ cơ cực hơn.

Nguyễn Tam Trinh: Câu chuyện hào hùng của ông tổ làng vật cổ truyền Mai Động
Đình Mai Động, nơi thờ vị Đô Úy Nguyễn Tam Trinh

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng truyền hịch kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ đất nước trước giặc Tô Địch tàn ác. Nguyễn Tam Trinh liền triệu tập 3000 dân binh, trong đó rất nhiều binh sĩ là học trò của ông thẳng tiến ra Hát Môn ra mắt Hai Bà. Ông được giao tiến đánh Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) và cùng các cánh quân khác đã hạ được thành. Khi Hai Bà xưng vua, ông được phong tước hầu và giữ chức phụ chính. 

Năm 43, vua Đông Hán lại một lần nữa tấn công Cổ Loa Thành. Do tấn công bất ngờ và thế giặc đông gấp bội lần trước, tướng Nguyễn Tam Trinh buộc phải rút quân về Mai Động đào hào đắp lũy chống giặc. Không lâu sau khi Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở Hát Môn, ông vẫn quyết tâm sống chết với giặc. Vào ngày 10 tháng 2 năm ấy, ông đã hy sinh.

Vô cùng thương tiếc trước hy sinh của ông, người Mai Động đã dựng đền thờ và tôn ông lên làm Thành hoàng làng và là tổ sư của nghề vật. 

Nguyễn Tam Trinh: Câu chuyện hào hùng của ông tổ làng vật cổ truyền Mai Động
Lò vật Mai Động hiện vẫn còn hoạt động sôi nổi

Môn vật cổ truyền cũng từ đây đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Mỗi năm từ mồng 4 đến mồng 7 tết làng Mai Động đều tổ chức thi vật để có thể rèn luyện lòng dũng cảm, chí khí anh hùng như ông Tam Trinh.

Hội vật Mai Đông nhanh chóng phát triển, nhiều thanh niên trai tráng từ mọi vùng trên đất nước tham gia. Năm 1995, có đến 100 đô vật từ Bắc Ninh và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì (Hà Nội) đến so tài. Lò vật Mai Động hiện vẫn còn hoạt động sôi nổi, vẫn là nơi rèn luyện ý chí và thể lực cho các thanh niên trong làng, quyết tâm giữ vững tinh thần thượng võ và niềm tự hào về ý chí kiên cường bảo vệ đất nước của cả dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm