Hai vị vua đã đưa Muay Thái trở thành một môn thể thao đối kháng hiện đại

thứ năm 30-8-2018 15:58:57 +07:00 0 bình luận
Từng được xem là môn võ chiến trận cổ điển, Muay Thái giờ đã trở thành một môn thể thao đối kháng hiện đại. Không ít công lao trong quá trình ấy thuộc về hai vị vua sáng suốt dưới đây.

Từng được xem là môn võ chiến trận cổ điển, Muay Thái giờ đã trở thành một môn thể thao đối kháng hiện đại. Không ít công lao trong quá trình ấy thuộc về hai vị vua sáng suốt dưới đây.

Vua Rama I

Trong 30 năm trị vì (1782-1809), Vua Rama Đệ Nhất được xem là vị vua đầu tiên đã đặt nền móng cho Muay Thái dưới hình thức thể thao chuyên nghiệp. 

Trước khi ông lên ngôi, Muay Thái tuy đã được xem là "quốc võ" và sở hữu bề dày lịch sử hàng trăm năm nhưng với tư cách là một môn "võ chiến trận" chứ không phải một môn võ thể thao. Những yếu tố như luật đấu, quy cách trận đấu... dù đã hình thành, nhưng chưa đồng nhất và rõ ràng.

Hai vị vua đã đưa Muay Thái trở thành một môn thể thao đối kháng hiện đại  - Ảnh 2.

Rama I là vị vua đầu tiên để võ sĩ Muay Thái thử sức với người phương Tây và cũng là người truyền dạy các đời vua sau quan tâm phát triển bộ môn.

Năm 1788, tiếp nhận lời thỉnh cầu của 2 thương nhân đến từ châu Âu - cũng là hai võ sĩ tài giỏi, vua Rama I tổ chức trận đấu đầu tiên trong lịch sử giữa võ sĩ Thái Lan và phương Tây. Ông thậm chí cho phép trận đấu diễn ra ngay trong cung điện của mình, đồng thời đích thân đến dự và trao thưởng cho người thắng cuộc. 

Trận đấu ấy đã được lịch sử ghi nhận như cuộc đọ sức đầu tiên đánh dấu thời kỳ người Thái dùng Muay bước chân vào đấu trường thể thao đối kháng.

Sau này, con trai Rama I - vua Rama II - đã kế thừa những lời chỉ dạy của ông về việc phát triển Muay Thái và đổi tên môn "Ram Mad Ram Muay" thành "Muay Thái" như ngày nay.

Võ sĩ Thái Lan chính thức bước vào thời kỳ thách thức người phương Tây trên võ đài.

Vua Rama V

Nếu vua Rama I là người khởi đầu, thì vua Rama V được xem như người đã hoàn thành những nền tảng cuối cùng cho bước nhảy vọt của Muay Thái vào thế giới võ thuật đối kháng thể thao chuyên nghiệp.

Ông khuyến khích phát triển Muay Luang (Võ đường Hoàng gia) để huấn luyện võ sĩ, võ sư và người quản lý sàn đấu Muay. Những bộ, viện của Hoàng gia thường gửi người của mình đến Muay Luang để tham gia các trận đấu như một cách để thể hiện uy quyền và bản lĩnh. 

Người thắng cuộc sẽ được đích thân Vua thăng chức lên "Muen", tương đương quan nhất phẩm.

Vua Rama V (ngồi giữa) đặc biệt quan tâm đến việc biến Muay Thái thành một môn thể thao có vai vế quan trọng trong nền giáo dục, quân đội và cả... chính trị.

Vào năm 1887, vua Rama V thành lập Học viện (tương đương với Bộ Giáo Dục hiện nay). Muay Thái được coi như một môn học bắt buộc của giáo dục thể chất, được dạy tại các trường học.

Hai vị vua đã đưa Muay Thái trở thành một môn thể thao đối kháng hiện đại  - Ảnh 6.

Sau thời Rama V, quân đội nắm quyền quản lý Muay và tạo đà cho sự phát triển bùng nổ về số lượng võ sĩ chuyên nghiệp và các sàn đấu luôn đông nghẹt người xem.

Ngoài ra, điều quan trọng nhất mà vua Rama V đã thực hiện đó là để cho Quân đội quản lý bộ môn Muay. Vào các đời vua sau, Quân đội Hoàng gia Thái Lan liên tục lập công trên con đường phát triển thần kỳ của Muay Thái, như lập ra các nhà thi đấu mà giờ đã trở thành những thánh địa của bộ môn như Lumpini hay Rajadarmnen.

Thái Lan thường xuyên tổ chức các giải Muay Cúp Nhà Vua để tưởng nhớ công ơn phát triển của các đời Hoàng Gia

Phải thừa nhận rằng xuyên suốt lịch sử của môn võ giàu truyền thống này, có không ít vị vua Thái Lan quan tâm, tập luyện và đưa ra những quyết định liên quan đến sự phát triển Muay Thái. 

Tuy nhiên, công lao của hai đời vua Rama I và Rama V vẫn là những nền tảng quan trọng nhất cho bộ môn, để Muay Thái trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp được biết đến rộng rãi như ngày nay.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm