Mặt vợt bóng bàn gai dài: Tàn tích của một thời tiểu xảo!

Tuyết Kỳ
thứ bảy 3-4-2021 16:00:40 +07:00 0 bình luận
Đã từng có thời, mặt vợt bóng bàn gai dài được xem như vũ khí lợi hại để đánh lừa đối thủ khi phản công.

Bóng bàn Ấn Độ vừa công bố thêm 4 tuyển thủ dự Olympic, cụ thể là Achanta Sharath Kamal, Gnanasekaran Sathiyan, Manika Batra và Sutirtha Mukherjee. Đặc biệt, Batra và Kamal vừa tranh tài ở nội dung đôi nam nữ, vừa thi đấu cá nhân. 

Manika Batra là trường hợp hiếm hoi ở bóng bàn đỉnh cao dùng mặt vợt gai dài.

Batra càng đặc biệt do sử dụng mặt vợt gai dài, một lựa chọn chơi phòng thủ đã không còn thấy nhiều ở bóng bàn đỉnh cao ngày nay.

Với mặt vợt có phần hiếm thấy, tay vợt này từng thi đấu xuất sắc để dẫn đội tuyển nữ Ấn Độ tới ngôi vô địch Commonwealth Games lần đầu trong lịch sử vào năm 2018.

Thế nhưng, mặc dù không hoàn toàn lỗi thời, mặt vợt gai dài giờ đây chủ yếu bị xem như tàn tích của một thời bóng bàn đỉnh cao tràn đầy tiểu xảo.

Thông thường, mặt vợt gai dài thường được những người có cú trái tay hơi yếu sử dụng để chơi phòng thủ nhằm khiến đối thủ đánh hỏng.

So sánh mặt vợt phản xoáy giữa gai dài với gai ngắn.

Vì dù thành phần cao su của gai cũng giống mặt vợt gai ngắn, nhưng do gai dài hơn nên khi đối thủ đánh bóng tiếp xúc với bề mặt này, các gai dài dễ dàng bị bẻ cong, làm đảo ngược vòng xoáy của bóng.

Nói cách khác là khi phòng thủ, độ xoáy do gai dài gây ra thật chất phụ thuộc vào cách đánh của đối thủ.

Nếu đối thủ đánh xoáy lên (topspin) thì khi đánh trả bằng mặt vợt gai dài, bóng sẽ xoáy ngược trở về (backspin). Còn nếu đối thủ chơi backspin, đánh trả sẽ thành topspin. 

Hiệu ứng này không liên quan gì tới việc người dùng mặt vợt gai dài cắt bóng hoặc giật bóng. Nhờ đó, người dùng mặt vợt gai dài có thể khiến đối phương phán đoán sai.

Huyền thoại bóng bàn Trung Quốc Đặng Á Bình.

Vì thông thường khi thấy một cú giật bóng, đối thủ phản ứng tự nhiên đó là một cú xoáy lên. Còn khi nhìn thấy một động tác cắt bóng, đối thủ dễ nghĩ rằng bóng sắp xoáy ngược về.

Tuy nhiên đến nay, hiệu quả của mặt vợt gai dài ở đẳng cấp thế giới đã không còn rõ rệt. Nhưng ở trình độ thấp hơn, đặc biệt tại các giải trẻ, mặt vợt gai dài vẫn là vũ khí lợi hại.

"Rất khó để duy trì hiệu quả của mặt vợt gai dài ở đỉnh cao. Ở độ tuổi càng cao, số người dùng mặt vợt này càng giảm," Neha Aggarwal - đàn chị của Batra từng dự Olympic 2008 và cũng từng dùng mặt vợt gai dài giải thích. "Hơn nữa, chúng ta không thể chỉ dựa vào mặt vợt để thắng.

Chúng ta cần nhiều kỹ thuật hơn. Hiệu ứng phản xoáy có thể tạo cơ hội cho chúng ta, nhưng chúng ta còn cần có ánh mắt và kỹ thuật kèm một mặt vợt không có đệm cao su để dứt điểm."

Số 3 thế giới nữ người Nhật Mima Ito đang dùng mặt vợt gai ngắn.

Phân tích của Neha cũng là một trong những chiến thuật thường thấy của Batra cũng như các tay vợt sử dụng mặt gai dài: Linh hoạt thay đổi đánh bóng bằng mặt vợt gai dài với mặt vợt không có đệm cao su.

Đấy chính là phong cách quen thuộc của huyền thoại bóng bàn Trung Quốc Đặng Á Bình, cựu số 1 thế giới từng 9 lần VĐTG, 4 lần vô địch Olympic khi dùng mặt vợt gai dài. 

Sở dĩ xem gai dài như tàn tích của một thời tiểu xảo chủ yếu do thời mặt vợt này thịnh hành, bóng bàn chưa cấm nhiều tiểu xảo như hiện nay, ví dụ như dùng tay che khi giao bóng.

Ngay nay, mặt vợt gai dài đã không còn được ưa chuộng: Sử dụng nó gần như đều là những chuyên gia phòng thủ.

Thay vào đó, mặt vợt gai ngắn đang lên ngôi do hỗ trợ tốt cho tấn công. Một trong những tay vợt hàng đầu thế giới ưa thích mặt vợt gai ngắn có thể kể tới số 3 thế giới nữ người Nhật Mima Ito.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm