Trong một vài báo cáo chính thức, chính phủ Nhật tiết lộ chi phí tổ chức Olympic Tokyo 2021 ước khoảng 15,4 tỷ đô la, hơn 353 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, một số phỏng đoán cho rằng con số thật phải nhiều gấp đôi. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Oxford thì dù chỉ với 15,4 tỷ đô la, Tokyo 2021 đã là Olympic đắt nhất lịch sử.
15,4 tỷ đô la mua được thứ gì? Được biết một bệnh viên 300 giường ở Nhật có chi phí 55 triệu USD. Như vậy, chi phí cho Tokyo 2021 có thể mua gần 300 bệnh viện Nhật.
Trung bình mỗi trường tiểu học ở Nhật Bản có giá khoảng 13 triệu USD. Với mức giá đó, chi phí tổ chức Tokyo 2021 đủ mua được 1.200 trường học.
Một cuộc tìm kiếm nhanh cho thấy một chiếc Boeing 747 có giá khoảng 400 triệu USD. Như vậy, không tổ chức Tokyo 2021 có thể đổi lấy 38 máy bay.
Người Nhật có cơ sở để không muốn tổ chức Olympic, vì trong tổng chi phí có 6,7 tỷ USD lấy từ tiền thuế của họ. Ngoài ra, IOC chỉ chi cho BTC 1,3 tỷ USD.
Nhưng dù chi phí tổ chức Tokyo 2021 có đội lên cao, nghiên cứu của Đại học Oxford đánh giá đây là điều bình thường, vì từ năm 1960 đến nay, mọi Olympic đều có chi phí thực tế vượt 172% so với dự kiến. Tuy theo việc chọn con số 15,4 tỷ đô la hay gấp đôi, Tokyo 2021, đội giá 111% hoặc 244%.
Thế nhưng, không phải tất cả chi phí tổ chức Olympic đều được xem xét hợp lý. Vì thông thường, BTC không phân biệt rõ đâu là chi phí cho Olympic và đâu là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch, song đẩy nhanh tiến độ để sử dụng ở Olympic.
Ví dụ như Bắc Kinh 2008 từng than thở tiêu tốn 40 triệu USD, hoặc Olympic mùa đông Sochi 2014 khiến Nga phải bỏ ra 51 triệu USD. Nhưng thực ra, cả Bắc Kinh lẫn Sochi đều tính luôn phần xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, sân bay, khách sạn cho Olymic.
So với các kỳ Olympic trước, Tokyo 2021 càng thiệt thòi do việc hoãng 1 năm khiến chi phí dội thêm 2,8 tỷ đô la. Việc hoãn và lệnh cấm người hâm mộ sau đó cũng đã xóa sổ gần như toàn bộ doanh thu bán vé, vốn được ước tính 800 triệu USD.
Nói cách khác, khi Olympic diễn ra tại Tokyo năm nay, bên chiếm lợi nhất xem ra phải là IOC. Vì ngay cả khi Olympic không có khán giả, IOC vẫn bán được bản quyền truyền hình với mức giá khoảng 3-4 tỷ USD.
IOC về cơ bản là một doanh nghiệp thể thao và giải trí, gần 75% thu nhập của tổ chức này đến từ bán bản quyền phát sóng và 18% khác từ các nhà tài trợ.
Theo nghiên cứu thì sở dĩ IOC thúc đẩy được Tokyo 2021 vẫn diễn ra là vì các điều khoản trong Thỏa thuận thành phố đăng cai có lợi cho IOC, chứ không phải chủ nhà Nhật.
Điều này giải thích tại sao trước Olympic, chủ tịch IOC Thomas Bach từng tuyên bố tài chính không phải mối quan tâm hàng đầu để tổ chức này quyết định hoãn hay hủy Tokyo 2021.
Nếu vậy, Nhật được lợi gì khi phải đánh đổi quá nhiều để tổ chức Olympic? Theo các nhà kinh tế, chắc chắn không phải lợi ở kinh tế, mà ở những chỗ khác. Nghiên cứu cho thấy Olympic có rất ít tác dụng thúc đẩy kinh tế.
Thay vào đó, Olympic tạo cảm giác vị chủ nhà muốn tổ chức một bữa tiệc lớn cho bạn bè và chấp nhận bội chi với hy vọng họ ra về vui vẻ và nhớ mãi lòng hiếu khách của chủ tiệc.
Lợi ích, nếu có, chính là tạo ra ưu thế sân nhà để chủ nhà có nhiều huy chương hơn, có các cơ sở thể thao mới, nâng cao nhận thức quốc tế và ra quyết định nhanh chóng kế hoạch tái tạo đô thị...
Olympic Tokyo xem ra đem đến cho Nhật những thứ như vậy: Họ giành nhiều HCV hơn bao giờ hết và có thứ hạng cao nhất lịch sử trên BXH Toàn đoàn Olympic (cả 2 lần đều hạng 3 chung cuộc).
Phần lớn lợi ích khác của Olympic dành cho Nhật thuộc về các công ty xây dựng và nhà thầu. Tokyo đã xây dựng 8 địa điểm mới. Hai công trình đắt nhất là Sân vận động Quốc gia trị giá 1,43 tỷ USD và Trung tâm Thủy sinh mới có giá 520 triệu USD.
Hai nhà tổ chức Olympic tiếp theo - Paris vào năm 2024 và Los Angeles vào năm 2028 - cho biết họ đang cắt giảm đáng kể việc xây dựng mới.
Chỉ có điều là dù Nhật chi phí rất tốn kém cho Olympic mà dường như chẳng đạt được lợi ích thực tế nào, nghiên cứu của Đại học Oxford chỉ ra rằng thật ra, đây là chuyện chẳng đáng làm ầm ĩ.
Vì dù Tokyo có thể bị thiệt hại kinh tế ngắn hạn do đại dịch và không có người hâm mộ, khoản tiền 15,4 tỷ đô la rõ ràng chỉ là chuyện "9 con trâu chỉ mất 1 cọng lông" đối với một quốc gia có nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD.