Sự hồi sinh của sơ đồ 3-5-2 tại EURO 2016

thứ tư 6-7-2016 6:04:25 +07:00 0 bình luận
Tại EURO 2016 có hai đội sử dụng sơ đồ 3 hậu vệ. Một đội đã vào bán kết, một đội bị loại ở tứ kết nhưng vẫn buộc đối thủ phải chuyển sang sơ đồ 3 hậu vệ như họ.

Trong 24 đội tuyển dự EURO 2016, chỉ có 2 đội sử dụng sơ đồ 3 hậu vệ. Một đội đã vào bán kết, một đội bị loại ở tứ kết nhưng vẫn buộc đối thủ phải chuyển sang sơ đồ 3 hậu vệ như họ.

Vấn đề đáng nói là thành công của xứ Wales, Italia và một phần nào đó là Đức nói lên câu chuyện gì? Liệu sự hồi sinh của sơ đồ chiến thuật 3 hậu vệ tại một giải đấu quốc tế như EURO 2016 có được bắt chước bởi một câu lạc bộ ở trong mùa giải tới?

Trên thực tế, câu chuyện ở đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ là hoàn toàn khác nhau. Bằng chứng là HLV Louis van Gaal từng áp dụng sơ đồ 5-3-2, dễ dàng chuyển hóa thành 3-5-2 hay 3-4-3 đã giúp đội tuyển Hà Lan đứng hạng 3 tại World Cup 2014 trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Man Utd, nhưng thất bại toàn tập.

Vì sao 3-5-2 hồi sinh ở EURO 2016?

Đội tuyển Hà Lan từng thi đấu rất thành công tại World Cup 2014 nhờ sơ đồ 5-3-2, có thể chuyển sang 3-4-3 với 2 hậu vệ chạy cánh. Ảnh: Tacticalpad.com

Nghịch lý ở chỗ, Van Gaal chưa từng nghĩ đến chuyện áp dụng sơ đồ trên cho đến khi theo dõi một trận đấu của PSV Eindhoven dưới sự dẫn dắt của HLV Ronald Koeman.

Quay ngược thời gian về quá khứ, sơ đồ 3 hậu vệ phổ biến nhất vào giữa những năm 1980 trước khi thoái trào và biến mất vào cuối những năm 1990 cùng với sự nở rộ của sơ đồ một tiền đạo.

Khi đó, các cầu thủ chạy cánh truyền thống gần như biến mất nên các đội bóng cũng không còn nhu cầu sử dụng hai hậu vệ cánh.

Thay vào đó, hai hậu vệ cánh được đẩy lên cao, tăng số lượng ở hàng tiền vệ và chỉ sử dụng 3 hậu vệ để đối phó với hai tiền đạo. Trong đó, 2 hậu vệ sẽ chơi theo kiểu một kèm một, còn cầu thủ còn lại chơi tự do như một "libero", bao quát toàn bộ hệ thống phòng ngự của đội nhà.

Còn khi đối đầu với một đội bóng chỉ sử dụng một tiền đạo, các đội bóng sử dụng 3 hậu vệ chỉ cần 2 hậu vệ ở phần sân nhà. Cầu thủ còn lại có thể đẩy lên đá như một tiền vệ để củng cố sức mạnh của đội nhà ở tuyến giữa, nhất là khi hai hậu vệ chạy cánh (wing-backs) buộc phải lùi sâu để đối phó với tiền đạo cánh của đối phương trong sơ đồ 4-3-3 hoặc 4-2-3-1.

Vì sao 3-5-2 hồi sinh ở EURO 2016?

Hai hậu vệ chạy cánh trong sơ đồ 3-5-2 có vai trò lên công về thủ cực kỳ quan trọng

Thực trạng trên ngày càng trở nên phổ biến khi nhiều đội bóng hài lòng với việc chỉ kiểm soát bóng ít hơn 30%. Họ chấp nhận lùi sâu, bảo vệ không gian xung quanh vòng cấm địa, cho phép đối thủ vượt qua giữa sân và chuyền bóng xung khu vực gần vòng cấm địa nhưng không thể đột phá vòng vây.

Khi đó, một hậu vệ sẽ được đẩy lên cao với nhiệm vụ đọc tình huống và đoạt lấy bóng nảy ra từ các tình huống tranh chấp tay đôi. Biện pháp này không có gì mới mẻ khi nó từng được sử dụng thường xuyên bởi nhiều đội bóng với mục đích duy nhất là không để thủng lưới.

Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp Estudiantes đánh bại Vélez Sarsfield ở giải VĐQG Argentina vào mùa giải 2010/11 với đội hình 3 hậu vệ chống lại sơ đồ 4-3-3.

Vì sao 3-5-2 hồi sinh ở EURO 2016?

Hàng phòng ngự Italia dâng lên rất cao ở trận gặp Bỉ

 Bonucci dâng lên tận giữa sân để kiến tạo cho đồng đội ghi bàn


Mã nhúng

Link ảnh đại diện

Mặt khác, nếu gác câu chuyện lý thuyết sang một bên thì 3-5-2 là sơ đồ thích hợp nhất cho đội tuyển xứ Wales và Italia dựa vào cầu thủ có sẵn của hai đội.

Cụ thể, HLV Antonio Conte ưa thích lối chơi gây áp lực từ phần sân đối phương. Khi còn dẫn dắt Bari, Atalanta và Siena, ông đã làm điều này với bộ tứ vệ. Còn tại Juventus và đội tuyển Italia thì Conte may mắn có được Andrea Barzagli, Leonardo Bonucci và Giorgio Chiellini.

Về phần Chris Coleman, ông trước đây chỉ một lần sử dụng hàng thủ 3 hậu vệ trong sự nghiệp CLB. Đó là ở vòng cuối Premier League mùa 2005/06, khi Fulham của Coleman đánh bại Middlesbrough 1-0.

Tuy nhiên Coleman đã quyết định sử dụng sơ đồ 3-5-2 ngay từ vòng loại EURO 2016 như là cách duy nhất để Joe Ledley, Joe Allen và Aaron Ramsey có thể thi đấu cùng nhau ở hàng tiền vệ. Khi đó, Gareth Bale cũng sẽ được phép hoạt động tự do.

Trong cả 2 trường hợp của Italia và xứ Wales tại EURO 2016, sự lựa chọn sơ đồ 3 hậu vệ ở hàng thủ là dựa vào thực tế, với những con người có trong tay của Conte và Coleman. Nó chưa bao giờ là vấn đề ý thức hệ.

Dù vậy những quyết định của 2 chiến lược gia này đã cho thấy ít nhiều sự hợp lý tại giải đấu đang diễn ra trên đất Pháp. Italia và xứ Wales đã có màn trình diễn xuất sắc trước những đối thủ tấn công họ. Ngược lại, họ lại tỏ ra khó khăn trong việc tìm cách phá vỡ những đội phản ứng nhanh hơn.

Việc Joachim Loew thay đổi sơ đồ, cũng chơi 3 hậu vệ như Italia trong trận tứ kết là một động thái phản ứng, một hành động tự kiềm chế. Những cơ hội có được trong trận tứ kết của Đức cho thấy, quyết định của Loew là đúng đắn.

Do đó, có thể sơ đồ 3 hậu vệ đã gặt hái thành công nhất định, mang lại cảm giác phấn khích cho NHM tại EURO 2016, rất khó tin nó sẽ được nhân rộng ở các giải đấu trong nước, tại các CLB. 

Trong trận tứ kết với Italia, đội tuyển Đức đã chuyển sang sử dụng một biến thể của sơ đồ 3-5-2 là sơ đồ 3-6-1 để áp đảo đối thủ ở khu vực trung lộ và đánh bại đối thủ bởi chính sở trường của họ.

Vì sao 3-5-2 hồi sinh ở EURO 2016?

Bản đồ nhiệt cho thấy Đức chạm bóng nhiều nhất từ giữa sân đến sát vòng cấm địa của đối thủ, trong khi Italia chỉ hoạt động mạnh nhất ở trước khung thành Buffon
Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm