Ironman 70.3 Vietnam: 50 sắc thái của các VĐV ở khu chuyển tiếp
thứ tư 10-5-2017 8:39:01 +07:000 bình luận
Thời gian chuyển tiếp từ bơi sang đạp xe ngốn nhiều thời gian của các VĐV, nhất là những người thiếu kinh nghiệm. Họ phải vật lộn xoay sở sau khi hoàn thành bơi
Thời gian chuyển tiếp từ bơi sang đạp xe ngốn nhiều thời gian của các VĐV, nhất là những người thiếu kinh nghiệm. Họ phải vật lộn xoay sở sau khi hoàn thành 1,9km bơi biển.
Để có thể tối ưu về mặt thời gian đòi hỏi các VĐV phải tập luyện thao tác nhiều, cách bố trí thứ tự đồ đạc, tập luyện "brick" để cơ thể quen trạng thái vận động chuyển đổi bơi-đạp xe và phải nghiên cứu đường đi lại trong khu vực transition (T1:bơi-đạp xe, T2: đạp xe-chạy).
VĐV Nguyễn Quân, thành viên CLB Hanoi Triathlon Club là một trong những VĐV đến muộn nhất ở khu chuyển tiếp (Transition), trước khi ra biển để thi bơi VĐV Benedict Augusto, Elite châu Á, người Philippines, hoàn thành bơi và ra khỏi khu Transition (T1) trong tốp cuối nhóm VĐV chuyên nghiệp (hay nhóm Pro). Các VĐV phải dắt xe khỏi tấm thảm đỏ mới được leo lên xe xuất phát VĐV Minh Thành, team Tri365, ra sau Benedict Augusto khoảng 9 phút, thuộc nhóm sớm nhất Việt Nam. Đồng đội của anh, Nguyễn Thu Trang là cựu VĐV ĐTQG, từng giữ KLQG bơi. Khác với đa số VĐV khác, anh đi giày cá ngay từ khi dắt xe khỏi giá để xe ra ngoài cổng
VĐV Lê Hồng Minh nằm trong nhóm chuyển sang phần thi đạp xe sớm của Việt Nam. CEO VNG là người rất đam mê được thử thách ở các môn thể thao đòi hỏi sức bền như ba môn phối hợp hay chạy địa hình và đã tham gia 3 mùa liên tiếp Không ít VĐV vì quá sốt sắng, vội vã nên bị ngã xe, điều dễ xảy ra khi các VĐV dùng dày cá để gắn chặt vào pedal VĐV Phạm Minh Quang, người Việt Nam có vé đầu tiên tham dự giải VĐTG Ironman 70.3 2017 tháng 9 tại Mỹ. Đối với anh, giải này là một cuộc "dạo chơi" với tâm lý thoải mái do đã có suất đi giải VĐTG ĐKVĐ người Việt Nguyễn Hoàng Phương ra khỏi khu T1 khá muộn, cũng có thể do anh ở trong lượt xuất phát muộn VĐV tiết kiệm thời gian bằng cách quết kem chống nắng lên mặt tạm thời, và xoa đều khi đã ổn định trên đường đua Môn xe đạp là môn có độ rủi ro khá lớn. Một VĐV gặp xui xẻo bị hỏng xe ngay từ điểm xuất phát Một VĐV thể hiện tinh thần màu cờ sắc áo khi choàng lá cờ Việt Nam trên suốt chặng đường 90km VĐV Dương Minh Việt, CEO Hellomam, thành viên BQT CLB Hanoi Triathlon Club quấn băng chi chít quanh đầu gối VĐV Nguyễn Đức Khánh thuộc đội VNG rất tự tin bởi năm ngoái anh thi đấu khá tốt Runner giàu kinh nghiệm Phạm Hà Lâm, thành viên BQT Hội những người thích chạy đường dài LDR tự tin trong lần đầu tiên thi đấu 3 môn phối hợp VĐV Phạm Thành Đức, CEO MoMo, từng hoàn thành Ironman 140.6 tại Australia hồi năm ngoái
VĐV Phạm Duy Cường vẫn "lập dị" như ở các giải thể thao gần đây khi đeo mặt nạ trong lúc thi đấu. Anh đeo mặt nạ để giả lập tình trạng thiếu oxy khi chạy giải Everest Marathon Hồng Ngân, thành viên Hanoi Triathlong Club, hoa khôi làng ba môn phối hợp rạng rỡ sau khi hoàn thành bơi biển 1,9km Trong khi các mọi người vội vã, VĐV Vũ Hỷ khá đủng đỉnh. Anh dừng uống nước rồi mới lên con xe chiến mã của mình Thanh Vũ, cô gái hay chạy marathon vượt sa mạc cũng thi đấu ba môn phối hợp Giáo sư Dương Nguyên Vũ, Chủ tịch hội Vietnam Triathlon Club, Đại sứ Ironman trở lại. Mùa giải trước vì bận việc gia đình nên ông không thể góp mặt Huyền thoại làng triathlon Đông Nam Á. VĐV già nhất giải 80 tuổi Yee Sze Mun cẩn thận, từ tốn bước lên "chiến mã" của mình. Đây là năm thứ 3 liên tiếp ông góp mặt tại giải. Ông yêu Đà Nẵng và con người nơi đây.
Xem video quang cảnh khu vực transition và phỏng vấn ông Trịnh Bằng, GĐ Sunrise Events Vietnam, đơn vị tổ chức giải trước lúc thi Sprint: