Những kinh nghiệm "sống còn" khi lái xe dưới trời mưa

thứ ba 18-7-2017 9:58:24 +07:00 0 bình luận
Thủ Đô Hà Nội hiện đang chứng kiến đợt mưa kéo dài khiến việc lái xe trở nên khó khăn, đi cùng nhiều bất cập trong hạ tầng khiến việc lưu thông càng nguy hiểm.

Hà Nội hiện đang chứng kiến đợt mưa kéo dài khiến việc lái xe trở nên khó khăn, đi cùng nhiều bất cập trong hạ tầng khiến việc lưu thông càng nguy hiểm.

kinh-nghiem-lai-xe-duoi-troi-mua
Trời mưa khiến tầm nhìn bị hạn chế, mặt đường trơn trượt và rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác có thể gây nguy hiểm

Trời mưa khiến tầm nhìn bị hạn chế, mặt đường trơn trượt và rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác có thể gây nguy hiểm. Hàng năm trên thế giới xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông đáng tiếc do sự thiếu kinh nghiệm khi điều khiển xe trong điều kiện trời mưa như: chạy ở tốc độ cao, quan sát kém, mất lái, phanh gấp… Hãy cùng Webthethao “giắt túi” một số kinh nghiệm sau để đảm bảo an toàn khi di chuyển ở điều kiện mưa kéo dài:

Hãy chắc chắn hệ thống phanh, đèn pha và cần gạt nước hoạt động tốt

Trước khi bắt đầu hành trình trong một ngày mưa bạn hãy đảm bảo rằng hệ thống phanh, đèn và cần gạt nước của chiếc xế hộp của mình đang hoạt động tốt. Bạn nên thay miếng gạt nước hoặc cần gạt nước ít nhất 1 lần/năm.

Không lái xe với bộ lốp quá mòn

Đảm bảo lốp xe không mòn quá mức độ cho phép. Nên thay lốp mới sau mỗi 40 - 50 nghìn km. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến áp suất lốp phải đủ chỉ tiêu kỹ thuật.

Giữ kính chắn gió luôn sạch sẽ

kinh-nghiem-lai-xe-duoi-troi-mua
Lau sạch kính chắn gió - cả bên trong và bên ngoài. Động tác này giúp bạn quan sát bên ngoài tốt hơn. Nên nhờ xe phải luôn bật máy lạnh khi trời mưa để hơi nước không bị tụ lại trên kính

Lau sạch kính chắn gió - cả bên trong và bên ngoài. Động tác này giúp bạn quan sát bên ngoài tốt hơn. Nên nhờ xe phải luôn bật máy lạnh khi trời mưa để hơi nước không bị tụ lại trên kính.

Khi gặp phải hiện tượng kính mờ do việc mất cân bằng nhiệt độ giữa trong và ngoài xe, nếu xe có chức năng sấy kính, hãy sử dụng nó và kính lái hết mờ một cách tức thì nhưng hiện tượng sẽ trở lại khi người điều khiển xe tắt hệ thống. Một cách khác, đó là bật điều hòa lạnh, từ đó kính sẽ bớt mờ trong một vài phút. Tuy nhiên, phương thức này chỉ áp dụng được khi nhiệt độ ngoài trời không quá lạnh, nếu không, nhiệt độ trong xe sẽ vượt quá mức chịu đựng của hành khách.

Chú ý, khi bật điều hòa lạnh, phải chuyển sang chế độ lấy gió trong. Một số trường hợp kính lái vẫn mờ ở chế độ hoạt động này do nhiệt độ trong xe lạnh hơn bên ngoài. Khi đó, kính lái bị mờ ở bên ngoài chứ không phải ở phía trong xe.

Không nên để hướng gió lạnh thổi trực tiếp vào kính lái và cửa sổ xe, điều này sẽ giúp giảm tần xuất xuất hiện hơi nước bám vào kính. Ngoài ra, cần gạt nước mưa cũng nên đặt ở chế độ hoạt động.

Bật đèn pha

Bật đèn pha để quan sát tốt hơn và để người khác nhìn thấy bạn dễ hơn. Trong điều kiện trời mưa, đặc biệt là những cơn mưa lớn, tầm nhìn bị hạn chế việc bật đèn pha sẽ giúp những chiếc xe lưu thông ngược chiều dễ dàng nhận biết từ đó tránh những va chạm không đáng có.

Đi chậm hơn tốc độ bình thường, tránh phanh gấp và phanh tay

kinh-nghiem-lai-xe-duoi-troi-mua
Đi chậm hơn tốc độ bình thường và tăng khoảng cách với xe phía trước. Nước mưa hoà lẫn bụi bẩn và dầu trên đường, tạo nên một lớp trơn nhầy dễ dẫn tới hiện tượng xe bị trơn trượt

Đi chậm hơn tốc độ bình thường và tăng khoảng cách với xe phía trước. Nước mưa hoà lẫn bụi bẩn và dầu trên đường, tạo nên một lớp trơn nhầy dễ dẫn tới hiện tượng xe bị trơn trượt. Mặt khác, độ nhạy của phanh trong điều kiện đường ướt kém hơn nhiều lần so với đường khô, xe cần đoạn đường dài hơn để dừng lại. Chính vì vậy lưu thông với tốc độ chậm là một biện pháp an toàn hàng đầu khi trời mưa. Ngoài ra lái xe cũng phải chú ý tới yếu tố khoảng cách với những xe lưu thông phía trước. Để an toàn, hãy giữ khoảng cách giữa xe bạn với xe đi trước lớn hơn 2 lần chiều dài thân xe.

Tránh phanh gấp, đặc biệt là nếu xe của bạn không có ABS. Hãy giảm ga hoặc rà nhẹ chân phanh để giảm tốc độ và luôn nhớ phanh sớm hơn và nhẹ hơn so với bình thường vì độ nhạy của phanh khi đường ướt sẽ kém hơn từ 2 đến 3 lần so với đường khô.

Không dùng phanh tay khi xe bị trượt. Thay vào đó, hãy từ từ nhả chân ga và điều khiển xe đi thẳng cho tới khi xe lấy lại được ổn định, dùng phanh chân đạp nhẹ cho đến khi xe trở lại trạng thái cân bằng.

Giữ khoảng cách với xe tải và xe buýt

Tránh đi sát xe tải hoặc xe buýt để tránh nước tạt vào kính chắn gió. Nếu đi gần, những chiếc xe lốp lớn này có thể làm nước bắn khiến tầm nhìn của bạn bị hạn chế rất nhiều.

Đi giữa làn đường của mình

Đi giữa phần đường của mình để đề phòng rủi ro va chạm với xe khác khi xe của bạn bị quăng ngang vì phanh gấp. Chọn làn đường ở giữa để tránh bị ngập nước. Mặt đường Việt Nam thường được làm cao lên ở giữa để nước chảy sang hai bên. Ở đoạn đường có những vũng nước lớn, nếu trên đường có nhiều phương tiện hãy tìm một chiếc ôtô phía trước làm chuẩn để bám theo nhưng phải giữ khoảng cách an toàn.

Rà khô phanh

Má phanh ướt sẽ khiến lực ma sát giảm. Nếu bạn vừa lái xe qua một vũng nước sâu, rất có thể má phanh đã bị ướt, hãy làm khô bề mặt tiếp xúc bằng cách nhấn nhẹ chân phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường. Không đạp phanh ngặt. Nếu xe không có ABS, đạp phanh gấp là điều dại dột, bởi nó khiến bánh mất bám, dẫn đến không thể kiểm soát xe.

Đi chậm qua vũng nước, không "liều mình" lội qua vũng nước đục

Đi chậm khi qua vũng nước. Nếu nước ngập đến cạnh dưới cửa xe thì bạn nên đi đường khác bởi vì nước ngập sẽ làm hư hỏng nặng hệ thống điện – đó là chưa kể đến rủi ro thủy kích. Các vũng nước cũng ấn chứa những hố sâu mà khi quan sát bạn không thể nhận ra. Khi xe chạy qua gây va đập mạnh làm hư hại lốp và hệ thống giảm xóc của xe.

Quan sát, đi theo xe phía trước

Xe đi trước giúp rẽ nước, giúp bạn dễ quan sát mặt đường. Nếu lộ trình xe đi trước ổn, hãy giữa lái bám theo. Tuy nhiên cũng cần giữ khoảng một khoảng cách an toàn tuy theo vận tốc di chuyển.

Không dùng Cruise Control

kinh-nghiem-lai-xe-duoi-troi-mua
Trong những điều kiện thời tiết có thể gây nguy hiểm cho việc lái xe, như khi trời đang mua, bạn nên tự mình kiểm soát vận tốc của chiếc xe

Trong những điều kiện thời tiết có thể gây nguy hiểm cho việc lái xe, như khi trời đang mua, bạn nên tự mình kiểm soát vận tốc của chiếc xe.

Khi trời mưa quá to, nên dừng xe

Khi mưa quá to, bạn có thể dừng xe, đỗ ở rìa đường, bật đèn cảnh báo và chờ mưa ngớt, bởi mưa giông quá lớn có thể làm các lưỡi gạt nước quá tải, làm cho nước liên tục tràn ngập mặt kính, làm tầm nhìn hạn chế đồng thời cũng có thể khiến cây cối gẫy đổ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần chọn chỗ đỗ an toàn là đất trống hay chỗ có che chắn.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm