Cầu thủ Việt “du học” Nhật cho oai, giờ hổ thẹn trước người Thái

thứ năm 14-12-2017 8:34:25 +07:00 0 bình luận
Đã có thời điểm, Nhật Bản tưởng chừng là “miền đất hứa” đối với những cầu thủ Việt Nam. Cuối cùng, đó lại là nơi để người Thái chinh phục.

Đã có thời điểm, Nhật Bản tưởng chừng là “miền đất hứa” đối với những cầu thủ Việt Nam. Cuối cùng, đó lại là nơi để người Thái chinh phục.

Chanathip Songkrasin là cầu thủ Thái Lan đầu tiên thực hiện chuyến đi vào giữa năm 2017. Anh chuyển tới Consadole Sapporo từ Muangthong United. “Messi J” là ngôi sao số 1 của bóng đá Thái Lan thời điểm này. Anh trở thành người tiên phong mở đường âu cũng là tất yếu.

4 năm trước, Consadole Sapporo cũng chào đón một người Đông Nam Á. Nếu Chanathip mở đường cho bóng đá Thái Lan thì nhân vật này mở đường cho Đông Nam Á. Tự hào thay anh ta mang trong mình dòng máu Việt Nam. Anh là Lê Công Vinh. Đến năm 2015, Công Phượng và Tuấn Anh tiếp nối bước đi của đàn anh. Vẫn là J-League 2, Phượng đến Mito Hollyhock, còn Tuấn Anh đến Yokohama FC.

Lê Công Vinh là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên khám phá bóng đá Nhật Bản. Hình ảnh:
Lê Công Vinh là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên khám phá bóng đá Nhật Bản.

Thế nhưng, cả 3 chỉ là những người khám phá. Không phải Công Vinh, không phải Công Phượng, cũng chẳng phải Tuấn Anh, Chanathip Songkraisn mới là kẻ chinh phục “miền đất hứa” ở Đông Á. Nhìn Chanathip thi đấu, người Nhật dần thay đổi định kiến về trình độ cầu thủ ở “vùng trũng”, điều mà cả Irfan Bachdim (Indonesia) hay Chan Vathanaka (Campuchia) cũng không thể làm nổi.

Anh thi đấu tổng cộng 16 trận, 15 lần đá chính tại J-League 1, cùng Consadole Sapporo thắng 8, hòa 3. Từ vị trí cầm đèn đỏ, Chanathip góp sức mình giúp Consadole leo lên vị trí thứ 11 khi mùa giải kết thúc. Đó là thành tích tốt nhất trong lịch sử 82 năm CLB. Người Việt Nam thi đấu nhiều nhất trên đất Nhật là Công Vinh cũng chỉ có 9 trận đấu.

Tiếp nối Chanathip, Sittichok Paso tới Kagoshima United ở J-League 3, Jakkit Wachpirom tới Tokyo FC ở J-League 1. Một kỷ nguyên mới bắt đầu mở ra với cầu thủ Thái Lan, gia nhập các CLB ở nền bóng đá số 1 châu Á giờ là khát vọng, không còn sự sợ hãi.

Thế nhưng, Chanathip Songkrasin mới là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên chinh phục được bóng đá xứ sở mặt trời mọc. Hình ảnh: Consadole Sapporo.
Thế nhưng, Chanathip Songkrasin mới là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên chinh phục được bóng đá xứ sở mặt trời mọc. Ảnh: Consadole Sapporo.

Tiền đạo Teerasil Danda đang trong quá trình đàm phán hợp đồng với Sanfrecce Hiroshima. Theerathon Bumathan cũng được cho là đã đạt được thỏa thuận với Cerezo Osaka. Cả hai đều là tuyển thủ quốc gia Thái Lan, là tiền đạo và hậu vệ hay nhất ở vị trí của mình tại Đông Nam Á.

Bóng đá Thái Lan đang thống trị khu vực Đông Nam Á. U23 Thái Lan từng lọt vào nhóm 4 đội xuất sắc nhất ở VCK U23 châu Á 2014. Họ chiếm trọn danh hiệu 5 năm qua ở 3 kỳ SEA Games và 2 kỳ AFF Cup gần nhất. Đội tuyển quốc gia nước này cũng vừa lọt tới vòng loại cuối cùng World Cup 2018 khu vực châu Á và chỉ chịu dừng bước trước những nền bóng đá hàng đầu như Australia hay Nhật Bản. Họ thật sự đang có một thế hệ vô cùng tài năng mà đại diện là Chanathip Songkrasin.

Không chỉ dựa vào tài năng, việc hàng loạt cầu thủ Thái Lan được để ý đến từ việc thiết lập một thỏa thuận giữa Thai League và J-League cho việc chuyển nhượng cầu thủ bản địa của đôi bên với mong muốn kết nối hai giải đấu.

Bóng đá Thái Lan đang sở hữu một thế hệ đầy tài năng mà đại diện chính là Chanathip Songkrasin. Họ có một đội tuyển quốc gia bất khả chiến bại và một hệ thống giải quốc nội hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Hình ảnh: The Straits Times.
Bóng đá Thái Lan đang sở hữu một thế hệ đầy tài năng mà đại diện chính là Chanathip Songkrasin. Họ có một đội tuyển quốc gia bất khả chiến bại và một hệ thống giải quốc nội hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Ảnh: The Straits Times.

Một yếu tố nữa không thể bỏ qua là chất lượng của Thai League những năm qua được cải thiện đáng kể và vươn lên trở thành giải đấu số 1 ở khu vực Đông Nam Á. Những gã nhà giàu như Buriram United hay SCG Muangthong United cũng biết cách tạo tiếng vang ở sân chơi AFC Champions League, trực tiếp quảng bá hình ảnh của bóng đá Thái Lan ra châu lục.

Tại Thai League, những cầu thủ Nhật Bản cũng xuất hiện ngày một nhiều lên. Mới đây, HLV Takeshi Sekizuka, người từng dẫn dắt Olympic Nhật Bản lọt vào tứ kết Olympic 2012, có hơn 300 trận dẫn dắt ở J-League 1 cũng đã sẵn sàng cho công việc ở Chonburi FC. Và chính những người này sẽ được coi là một địa chỉ để những tuyển trạch viên đến từ các CLB của Nhật Bản tham khảo, gợi ý cho những cái tên xuất sắc nhất.

Bóng đá Việt Nam cũng từng có một người Nhật nhưng bị buộc phải ra đi. Ông là HLV Toshiya Miura. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Jsports vào năm 2014, HLV Miura từng nói rằng V.League là một giải đấu kinh khủng và ông cũng là HLV ngoại chỉ ra điểm yếu của cầu thủ Việt một cách thẳng thắn nhất.

HLV Miura là người Nhật Bản có ảnh hưởng nhất đến bóng đá Việt Nam. Hình ảnh: Hải Đăng.
HLV Miura là người Nhật Bản có ảnh hưởng nhất đến bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng.

Thử tưởng tượng ông Miura nhận một cuộc điện thoại từ một tuyển trạch viên tới từ Cerezo Osaka. Đầu dây bên kia nhờ tư vấn về bóng đá Việt Nam dựa trên kinh nghiệm gần 2 năm ông làm việc ở các đội tuyển quốc gia nước này. Cuộc hội thoại có thể diễn ra như sau:

- Tuyển trạch viên (TTV): Alo, ngài Toshiya Miura phải không?

- HLV Miura (M): Tôi Miura đây.

- TTV: Tôi là tuyển trạch viên của Cerezo Osaka. Dạo này ông vẫn khỏe và sống vui vẻ chứ?

- M: Cảm ơn anh. Tôi vẫn duy trì việc chạy bộ hàng sáng và thỉnh thoảng lên truyền hình bình luận mấy trận đấu của đội địa phương (Cười).

- TTV: Ông sống lành mạnh quá. Có lẽ, tôi vào vấn đề chính luôn. Hiện tại, chúng tôi đang muốn tìm một cầu thủ Đông Nam Á chơi ở vị trí hậu vệ cánh. Tôi biết ông từng có gần 2 năm làm việc với bóng đá Việt Nam. Ông có nghĩ tới một cái tên nào không?

- M: Tôi nghỉ làm gần 2 năm rồi nhưng trong đầu tôi vẫn có 1, 2 cái tên đấy.

- TTV: Ồ. Thật tốt! Nhưng trước tiên ông cho tôi hỏi qua về chất lượng giải quốc nội ở đây, chắc cũng chỉ kém Thái Lan chút xíu thôi chứ?  

- M: Giải đấu số 1 của họ có tên V.League. Nếu nói thẳng thắn thì đây là một giải đấu kinh khủng. Cầu thủ trên sân…

Tút… Tút… Tút. Đầu dây bên kia chỉ còn lại một sự im lặng đến nao lòng. 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm