Nghịch lý V.League: Thẻ đỏ, bản lý lịch khủng hay chuyện ngỡ ngàng vì sân đông

thứ sáu 6-4-2018 18:55:47 +07:00 0 bình luận
4 vòng, 28 trận đấu đã trôi qua và V.League 2018 bắt đầu cho người xem được chứng kiến những chuyện đã từng là phi lý so với trước đây.

4 vòng, 28 trận đấu đã trôi qua và V.League 2018 bắt đầu cho người xem được chứng kiến những chuyện đã từng là phi lý so với trước đây.

>>> Văn Quyết: Hà Nội FC chứng minh đội bóng nào ở đẳng cấp cao hơn

>>> HLV HAGL thừa nhận học trò dễ gục ngã trước Hà Nội FC sau pha bóng xấu xí

>>> Vào bóng nguy hiểm, Tăng Tiến bị HAGL kỷ luật ngay trong đêm

1. CV (hồ sơ) khủng không phải lời giải cho sự hợp lý

Những thầy ngoại đến V.League làm việc đa phần đều rời đi với những thất bại. HLV Mihail Marian Cucchiaroni cũng không phải ngoại lệ. Người đàn ông Romania này đặt chân đến Việt Nam với nhiệm vụ giúp CLB FLC Thanh Hóa chinh phục thành công V.League 2018.

HLV Mihail Marian Cucchiaroni chia tay FLC Thanh Hóa sau đúng 10 trận cầm quân chính thức. Hình ảnh: Hải Đăng.
HLV Mihail Marian Cucchiaroni chia tay FLC Thanh Hóa sau đúng 10 trận cầm quân chính thức. Ảnh: Hải Đăng.

Sau 4 tháng làm việc, 10 trận đấu chính thức, ông quyết định xin rút lui, FLC Thanh Hóa cũng nhanh chóng chấp nhận lời đề nghị và thanh lý hợp đồng trước thời hạn.

HLV Mihail đến Việt Nam với bản lý lịch từng dẫn dắt nhiều CLB ở Tây Á, làm GĐKT ở Romania, là người đặt nền móng để quê hương của huyền thoại Hagi trở lại World Cup năm 2014. Lý lịch khủng với người Việt Nam, ông Mihail đến dải đất hình chữ S với sự cầu thị, tìm tòi đặc tính cầu thủ bản địa nhưng vẫn không đủ để FLC Thanh Hóa đi đúng lộ trình với dàn sao được cho là chất lượng chất lượng nhất giải.

Ngày 5/4, HLV Mihail chính thức rời ghế nóng FLC Thanh Hóa sau trận thua 1-3 trước Sanna Khánh Hòa BVN. Ông để lại vỏn vẹn 4 chiến thắng, 1 trận hòa, 5 trận thua, quá ít so với thực lực thật sự của đội.

2. Tin nổi không, SVĐ Hàng Đẫy chật kín khán giả

SVĐ Hàng Đẫy là tên tuổi gắn liền với lịch sử bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, 8 năm trở lại đây, nơi từng là "thánh địa" của đội tuyển quốc gia, của Thể Công, Công an Hà Nội lừng lẫy dần rơi vào quên lãng. Xã hội ngày càng phát triển thì SVĐ Hàng Đẫy chậm chạp đổi thay. Từ rất lâu, sân đấu này chưa kín khán giả.

Thế rồi, 2 vạn khán giả đến chật kín trong trận đấu Hà Nội FC tiếp đón HAGL, vì hiệu ứng HAGL, vì hiệu ứng U23 Việt Nam và cả vì V.League mấy vòng trở lại đây khán giả đã nhìn nhận bằng con mắt khác.

SVĐ Hàng Đẫy chật kín khán giả trong trận đấu giữa Hà Nội FC và HAGL tối 5/4. Hình ảnh: Hải Đăng.

 

SVĐ Hàng Đẫy chật kín khán giả trong trận đấu giữa Hà Nội FC và HAGL tối 5/4. Ảnh: Hải Đăng.

Nhiều khán giả không có vé vẫn tinh ranh luồn lách được vào sân. Nhiều khán giả có vé thì uất ức vì không vào được đúng chỗ, người cầm vé khán A phải sang khán B ngồi. Đó là chuyện có thật có SVĐ Hàng Đẫy ngày 5/4/2018 chứ không phải những năm 90 của thế kỷ trước.

Không khí ở SVĐ Hàng Đẫy ngày hôm qua là thứ mà những nhà tổ chức giải khao khát suốt bao năm qua. Đó có thể là sự kiện mang tính nhất thời nhưng khẳng định bóng đá Việt vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

3. Cầu thủ HAGL nhận thẻ đỏ, nghịch lý bề nổi

Trung vệ Tăng Tiến (HAGL) nhận thẻ đỏ là vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất sau loạt trận đá bù tối qua (5/4). Người hâm mộ, báo chí bàn xem Tăng Tiến phạm lỗi nguy hiểm như thế nào. Họ bàn về án phạt mà HAGL giáng xuống Tiến ngay sau trận. Họ bàn tán tiếp liệu Tiến có đáng chịu hình phạt như thế hay không?

Thẻ đỏ cho Tăng Tiến (phải) là xứng đáng nhưng án phạt của HAGL dành cho chính cầu thủ trong đội lại gây tranh cãi. Hình ảnh: Hải Đăng.
Thẻ đỏ cho Tăng Tiến (phải) là xứng đáng nhưng án phạt của HAGL dành cho chính cầu thủ trong đội lại gây tranh cãi. Ảnh: Hải Đăng.

Bầu Đức một lần nữa lên tiếng, một lần nữa nhấn mạnh cầu thủ của HAGL là phải đá cao thượng, đá sạch mà quên đi thật sự các cầu thủ của mình đã và đang nghĩ gì sau tình huống ấy. Bầu Đức và nhiều người đặt cho các cầu thủ HAGL tiêu chuẩn độc nhất, đi ra ngoài tiêu chuẩn đó đều bị xử lý bằng những hình phạt nặng, nhưng,…

3 mùa giải gần nhất, HAGL phải nhận 4 thẻ đỏ (2017), 3 thẻ đỏ (2016), 3 thẻ đỏ (2015) ở V.League. Vậy tại sao trong suốt thời gian đó, không có án phạt nào như Tăng Tiến? Đó là câu hỏi mà những người lãnh đạo CLB phố núi cần suy xét, bên cạnh lắng nghe góp ý từ những cựu cầu thủ khác của bóng đá nước nhà.

4. Đầu tư nhiều không đồng nghĩa với quả ngọt

FLC Thanh Hóa thua, CLB TPHCM thua. Hai đội bóng hoạt động mạnh mẽ nhất trên thị trường chuyển nhượng trước mùa giải 2018 đang bước đi không như ý ở V.League 2018. 2 trận thắng, 2 trận thua cùng một lối chơi thiếu sinh khí là điều thật khó để chấp nhận với những đồng tiền đã được bỏ ra.

FLC Thanh Hóa đã chia tay HLV ngoại, thuyền trưởng đầu tiên tạm dừng hành trình ở V.League 2018 chứng tỏ đội bóng thật sự gặp vấn đề.

Trong khi đó, Hà Nội FC, Sanna Khánh Hòa BVN, Than Quảng Ninh không rầm rộ nhưng lại đang xếp ở 3 vị trí dẫn đầu. Những ai theo dõi V.League thường xuyên sẽ dễ hiểu với kết quả này. Một bộ khung ổn định, thi đấu với nhau nhiều năm mới thật sự đem lại giá trị.

HLV Miura (giữa) vẫn chưa thể giúp CLB TPHCM có được một lối chơi ổn định. Tuy nhiên, ông may mắn hơn vì không chịu áp lực lớn như người đồng nghiệp Mihail bên phía FLC Thanh Hóa. Hình ảnh: Trung Thu.
HLV Miura (giữa) vẫn chưa thể giúp CLB TPHCM có được một lối chơi ổn định. Tuy nhiên, ông may mắn hơn vì không chịu áp lực lớn như người đồng nghiệp Mihail bên phía FLC Thanh Hóa. Ảnh: Trung Thu.

5. Trọng tài không còn là tâm điểm

Cùng thời điểm này năm ngoái, vấn đề trọng tài đã bắt đầu được đem ra mổ xẻ. Còn 28 trận đấu đã qua và các trọng tài vẫn đang làm tương đối tốt nhiệm vụ ở V.League 2018. Đối tượng chính được quan tâm hiện tại là những cầu thủ, những CLB.

Trong một nỗ lực nhất định, VPF đặt vấn đề trọng tài là tâm điểm. Trưởng Ban điều hành Trần Anh Tú mong muốn khán giả sẽ nhìn các trọng tài bằng một thái độ tốt đẹp hơn. Sau 4 vòng đấu, mọi thứ dường như đang đi đúng với lộ trình.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm