Ngoại binh V.League 2017: Giảm chất lượng và nhiều chiêu trò

thứ hai 26-6-2017 11:50:23 +07:00 0 bình luận
Chưa bao giờ chất lượng ngoại binh V.League lại trở thành vấn đề đau đầu của các đội bóng như mùa giải 2017, thậm chí có cả chiêu trò nhằm qua mặt CLB.

Chưa bao giờ chất lượng ngoại binh V.League lại trở thành vấn đề đau đầu của các đội bóng như mùa giải 2017, thậm chí có cả chiêu trò nhằm qua mặt CLB.

Không phải tự nhiên mà thị trường chuyển nhượng giữa mùa V.League 2017 trở nên ảm đạm. Chưa bao giờ vấn đề chất lượng ngoại binh lại trở nên đau đầu với các nhà làm chuyên môn, những CLB Việt Nam như hiện nay.

Tính cho đến lúc này ngày 26/6/2017, 9/14 đội bóng không có động tĩnh gì về việc sẽ thay đổi ngoại binh, một số "chốt sổ" để tập trung thi đấu, số khác vẫn loay hoay trong ba ngày cuối cùng trước khi cánh cửa mua bán cầu thủ đóng lại vào ngày 29/6.

Số lượng ngoại binh đến thử việc tại V.League 2017 không đếm xuể nhưng số đáp ứng được chuyên môn của CLB thì rất thấp. Ảnh: Quang Thịnh.
Số lượng ngoại binh đến thử việc tại V.League 2017 không đếm xuể nhưng số đáp ứng được chuyên môn của CLB thì rất thấp. Ảnh: Quang Thịnh.

Chất lượng thì ít, số lượng thì nhiều

ảnh quoteNăm đội có sự thay đổi ngoại binh giữa mùa giải 2017: Becamex Bình Dương, HAGL, Long An, Than Quảng Ninh, CLB TPHCM.anh quote

Trong số 5 CLB có sự bổ sung cầu thủ nước ngoài thì Than Quảng Ninh là đội tái hợp với tiền đạo Dyachenko (bị CLB TPHCM sa thải), xem như họ cũng không tìm được nhân tố mới từ suốt 2 tháng thử việc ngoại binh.

Số lượng ngoại binh đến Việt Nam nhiều nhưng chất lượng ngày càng giảm được giới chuyên môn thừa nhận. HLV Đức thắng của CLB Sài Gòn cho biết: "Ngoại binh hiện tại chỉ hơn cầu thủ nội thể lực và thể hình chứ tư duy chưa chắc gì đã hơn".

"Ngoại binh tốt bây giờ không đến Việt Nam nữa, rất khó tìm được cầu thủ ưng ý. Chúng tôi, những HLV trẻ vào nghề gặp khó khăn khi chọn ngoại binh để xây dựng chiến thuật cho đội bóng của mình. Vì vậy mà Sài Gòn FC không đổi ngoại binh", ông Thắng kết luận.

Nhiều ngoại binh chất lượng không còn xem Việt Nam là điểm đến lý tưởng. Ảnh minh họa: Quang Thịnh.
Nhiều ngoại binh chất lượng không còn xem Việt Nam là điểm đến lý tưởng. Ảnh minh họa: Quang Thịnh.

Hai tháng nghỉ giữa mùa giải, dễ dàng thấy sự xuất hiện của những nhà môi giới trên sân tập của các đội bóng. Nhiều CLB thử việc hàng loạt ngoại binh nhưng đều phải lắc đầu về chất lượng. Muốn có cầu thủ giỏi, tiền chưa chắc đã là vấn đề.

Chia sẻ của những tay "cò" có điểm chung là giải bóng đá Việt Nam không còn hấp dẫn, thiếu chuyên nghiệp và đãi ngộ còn thấp so với mặt bằng chung với Thái Lan (Thai League), Singapore (S-League) hay Malaysia (Malaysia Super League).

Bolayi Oseni, cầu thủ có 6 năm chơi bóng tại Việt Nam (2011), vừa bị Long An thanh lý hợp đồng chia sẻ: "Bóng đá Việt Nam đã cho tôi nhiều thứ. Mỗi đất nước, mỗi giải đấu đều có vấn đề riêng của nó mà tôi không tiện nói ra, nó như thế nào, bạn biết, tôi biết".

HLV Nguyễn Minh Phương thất vọng bởi ngoại binh mà Long An chấm lại có đến 2 năm sinh khác nhau. Ảnh: Quang Thịnh.
HLV Nguyễn Minh Phương thất vọng bởi ngoại binh mà Long An chấm lại có đến 2 năm sinh khác nhau khiến đội bóng đã thanh lý Oseni và thay bằng tiền vệ cũ người Hàn Quốc Sim Woon Sub. Ảnh: Quang Thịnh.

Đủ chiêu trò từ khai gian tuổi đến sử dụng doping

Chưa thể thống kê được số lượng cầu thủ nước ngoài thử việc tại các đội trong giai đoạn vừa qua. Nhưng thấy CLB của quyền chủ tịch Công Vinh thử đến 6 "tây" trong ngày cuối cùng mới tìm được Da Sylva dễ hình dung cách các đội sàng lọc như thế nào.

ảnh quoteLần đầu tiên sau nhiều mùa giải, một tiền đạo Việt Nam dẫn đầu danh sách "Vua phá lưới" hết lượt đi và qua lượt về với 9 bàn thắng. Đó là Nguyễn Anh Đức của Becamex Bình Dương ở độ tuổi gần 32.anh quote

Số lượng thì nhiều nhưng chất lượng không bao nhiêu. May mắn như CLB TPHCM với Da Sylva hay B.Bình Dương với Diogo mới phấn khởi khi cả hai tân binh đều lập cú đúp ngay trong lần đầu ra sân.

Ngược lại, đội bóng như Long An lại vấp phải chiêu trò của chân sút Tony Mawejje khi anh khai gian đến 4 tuổi, từ 1986 sang 1990 để được HLV Minh Phương ký hợp đồng. Đáng tiếc là CLB cũ của Tony không đồng ý xác nhận vào giấy chuyển nhượng quốc tế (ITC).

Nhiều ngoại binh ''hàng dạt'' như Nsi hay Henry (ảnh) vẫn là cứu cánh cho một số đội vì kinh nghiệm thi đấu V.League mặc dù thành tích họ đạt được không nổi bật. Ảnh: Quang Thịnh.
Nhiều ngoại binh "hàng dạt" như Nsi hay Henry (ảnh) vẫn là cứu cánh cho một số đội vì kinh nghiệm thi đấu V.League mặc dù thành tích họ đạt được không nổi bật. Ảnh: Quang Thịnh.

Việc này diễn ra sát sát vòng 14 V.League diễn ra khiến Long An phải gọi lại "người cũ" Sim Woon Sub từ Hàn Quốc bay sang Việt Nam mà không cần thử việc. Trước đó, Minh Phương cũng đã lấy tiền đạo bị FLC Thanh Hóa lắc đầu là Wander Luiz.

Chia sẻ về các vấn nạn trong cách tuyển binh, HLV dày dạn kinh nghiệm Vũ Quang Bảo của XSKT Cần Thơ còn tâm sự: "Nhiều "tây" khi thử việc thì đá rất sung, đến khi ký rồi mới biết là dùng doping, hoặc chích thuốc để thi đấu, hòng qua mặt CLB".

Qua rồi thời hoàng kim khi với những cái tên như Leandro, Nastja Ceh, Cristiano, Phelani hay Merlo. Không có ngoại binh tốt, liệu các cầu thủ nội có vì vậy mà có nhiều cơ hội thi đấu và thể hiện mình hay rồi cũng phải trong chờ vào một mùa chuyển nhượng khác?

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm