Pháp luật thể thao: Độ xe moto có bị xử phạt không?

thứ bảy 8-12-2018 22:43:55 +07:00 0 bình luận
Hiện nay việc độ xe hiện không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên không phải người chơi nào cũng hiểu rằng họ đang vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông và hoàn toàn có thể bị phạt khi lưu thông ngoài đường.

Hiện nay việc độ xe hiện không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên không phải người chơi nào cũng hiểu rằng họ đang vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông và hoàn toàn có thể bị phạt khi lưu thông ngoài đường.

Có thể hiểu đơn giản "độ xe" có nghĩa là thực hiện hành vi thay đổi khác đi so với nguyên bản mà nhà sản xuất bán ra thị trường. Mà theo đó, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a,c Khoản 4 Điều 30 Nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Pháp luật thể thao: Độ xe moto có bị xử phạt không? - Ảnh 1.

Việc thay đổi kết cấu ban đầu mà không được sự cho phép hay hướng dẫn từ nhà sản xuất sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Theo đó, ngoài bị áp dụng bện pháp xử phạt vi phạm hành chính, bạn còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; lắp đúng loại kính an toàn theo quy định;

Tại Việt Nam, đã xảy ra không ít tai nạn ngoài ý muốn liên quan đến việc thay đổi kết cấu xe. Do đó, người chơi xe cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định "độ xe". Bởi ngoài việc sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi kết cấu ban đầu mà không được sự cho phép hay hướng dẫn từ nhà sản xuất sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm