Pháp luật thể thao: Xe tai nạn do lỗi của nhà sản xuất, khách hàng được hưởng lợi gì?

thứ hai 3-12-2018 22:39:39 +07:00 0 bình luận
Đối với các nước có thị trường ôtô phát triển, triệu hồi ô tô để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường đối với người tiêu dùng. Ngoài việc dám đứng ra nhận khuyết điểm về mình, việc triệu hồi xe còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất ô tô đối với xã hội và người tiêu dùng.

Đối với các nước có thị trường ôtô - đặc biệt là dòng xe thể thao - phát triển, triệu hồi ô tô để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường. 

Hiện chỉ ở những nước có công nghiệp ôtô phát triển như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc thì hoạt động triệu hồi xe mới được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan hành pháp. 

Tại Việt Nam các hãng xe đã dần ý thức được trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng và mới đây là việc 284 chiếc Mercedes thuộc các dòng A-Class, GLA-Class và CLA-Class được sản xuất từ 11/2011 - 7/2017 sẽ được MBV triệu hồi do mất nguồn tiếp điện âm tại hệ thống điện.

Vậy khi các hãng xe ô tô thu hồi để khắc phục lỗi thì khách hàng được hưởng những gì? 

Trường hợp bị triệu hồi sản phẩm trách nhiệm của cơ sở sản xuất và CQ QLCL như sau:

Pháp luật thể thao: Xe tai nạn do lỗi của nhà sản xuất, khách hàng được hưởng lợi gì? - Ảnh 1.

Triệu hồi xe thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất ô tô đối với xã hội và người tiêu dùng

Triệu hồi sản phẩm

- Đối với Cơ sở sản xuất:

Trường hợp phát hiện ra lỗi kỹ thuật của các sản phẩm đã bán ra thị trường, Cơ sở sản xuất cần thực hiện các công việc sau đây:

a) Tạm dừng việc cho xuất xưởng các sản phẩm của kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật;

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm cùng loại bị lỗi kỹ thuật ra thị trường;

c) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải gửi tới Cơ quan QLCL báo cáo bằng văn bản thông tin chi tiết về nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm phải triệu hồi và kế hoạch triệu hồi cụ thể;

d) Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ khi Cơ quan QLCL nhận được kế hoạch về việc triệu hồi, Cơ sở sản xuất sẽ được thông báo kết quả phê chuẩn kế hoạch này. Việc triệu hồi sản phẩm phải tuân thủ theo yêu cầu của thông báo này;

đ) Cơ sở sản xuất phải báo cáo ít nhất là 03 tháng một lần việc thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch;

e) Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi hoàn tất việc triệu hồi, Cơ sở sản xuất phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc triệu hồi tới Cơ quan QLCL;

g) Cơ sở sản xuất phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm kể cả chi phí vận chuyển.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

2. Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

"Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại

1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;

g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện

c) Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;

d) Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại.

 e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng."

 => Vậy trước và trong thời điểm thông báo xe bị tai nạn do lỗi của nhà sản xuất thì được bồi thường, sau thời điểm thông báo xe gây ra thiệt hại thì không được bồi thường.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm