Bị 'sút họa mi' như Công Phượng, người tập võ nên làm gì?

Hồ Võ
thứ năm 6-6-2019 9:00:00 +07:00 0 bình luận
Cú "sút họa mi" Công Phượng lãnh nhận trong trận gặp đội tuyển Thái Lan tại King's Cup một lần nữa nhắc lại nỗi đau quen thuộc của nhiều người tập luyện võ thuật.

Thực tế trong bóng đá, do đặc tính vận động nên tình huống "nhìn bóng đá bi" không thường xuyên diễn ra. Trong khi đó, ở các bộ môn như Muay Thái, MMA, Kickboxing hay cả... Boxing, những pha đòn nhắm vào hạ bộ và nỗi ám ảnh "từ ấy họa mi không hót nữa" luôn là cơn ác mộng thường trực.

Không có một thống kê cụ thể nào về tỉ lệ chấn thương hạ bộ của các môn võ, nhưng dường như Muay Thái là môn có nhiều pha "đập tổ chim" nhất. Đặc tính ưa chuộng những cú đá vào phần đùi khiến cho vùng hạ bộ nằm gọn trong tầm đá ưa thích của đối thủ. Tương tự như vậy, trong MMA có rất nhiều pha trọng tài phải tạm dừng hay thậm chí phải hủy bỏ trận đấu chỉ vì một pha lạc đạn. Quyền Anh tuy chỉ sử dụng đòn tay và không cho phép đấm dưới thắt lưng đối thủ nhưng cũng đôi khi xảy ra tình huống chấn thương hạ bộ.

Một võ sĩ Hàn Quốc bị đá vỡ tinh hoàn trên sàn MMA Road FC

Trong tầng lớp tập luyện võ thuật phong trào, chấn thương hạ bộ diễn ra thường xuyên hơn do nhiều võ sĩ chưa thực hiện được tầm đá cao hơn mà phụ thuộc vào những cú lowkick. Mặt khác, khả năng xoay trở, tránh né và kiểm soát không gian của võ sĩ phong trào cũng kém hơn nhiều, dẫn tới việc "họa mi" càng dễ trúng đòn.

Những pha chấn thương hạ bộ có ba cấp độ sau đây, chia theo biểu hiện và cách xử lý:

Cấp độ nhẹ: Đau đớn

Hạ bộ là vùng dễ tổn thương và có khả năng cảm nhận cơn đau tốt nhất cơ thể nam giới, đặc biệt là hai tinh hoàn. Đôi khi chỉ một cú vẩy chân đấu tập cũng có thể khiến nạn nhân nằm vật vã dưới sàn.

Bị sút họa mi như Công Phượng, người tập võ nên làm gì?

Kể cả trong Boxing, "họa mi" của bạn vẫn có thể ăn đòn như thường

Trong trường hợp này, nếu còn tỉnh táo bạn có thể tự nhún chân nhảy lên và đáp đất bằng hai gót chân (chân duỗi thẳng). Dù chỉ là một cách tác động cơ học đơn giản nhưng thao tác này cực kỳ hiệu quả, hầu hết chỉ cần thực hiện một vài lần đã giảm đau rõ rệt. Phương pháp này hiệu quả hơn trên sàn thảm êm.

Cấp độ vừa: Nạn nhân bị choáng

Cơn đau khủng khiếp của chú họa mi tổn thương có thể khiến nạn nhân bị choáng, khó kiểm soát cử động cơ thể. Khi đó, cần người hỗ trợ nạn nhân thực hiện động tác sơ cứu.

Người cấp cứu đứng phía sau dùng hai tay xốc nách phụ đỡ người bị nạn nhảy lên rồi rơi xuống bằng hai gót chân, Nếu nạn nhân không thể đứng được thì cho ngồi, hai chân duỗi thẳng về đằng trước, người cấp cứu đứng sau dùng hay tay xốc nách nâng người bị nạn lên khỏi mặt đất 20-30cm rồi thả rơi xuống nhưng vẫn ôm nhẹ để nạn nhân không ngã ra sau. Phương pháp này đem lại hiệu quả giảm đau chỉ sau vài lần thực hiện. Khi nạn nhân hết choáng vẫn có thể tiếp tục tự thực hiện để giảm đau.

Bị sút họa mi như Công Phượng, người tập võ nên làm gì?

Các võ sĩ Muay Thái có lẽ là nạn nhân quen thuộc nhất của kiểu chấn thương này

Cấp độ nặng: Bất tỉnh

Trong trường hợp quá nặng, nạn nhân thậm chí có thể bất tỉnh.

Trước hết, để phục hồi khả năng nhận thức của nạn nhân, có thể sử dụng phương pháp bấm các huyệt Nhân Trung ( rãnh lõm dưới mũi mũi), Bách Hội ( đỉnh đầu - đường giao nhau giữa đường kẻ 2 đỉnh tai và trục dọc đầu), Hợp Cốc (cơ giữa ngón cái và ngón trỏ, mặt trên mu bàn tay) cho bệnh nhân tỉnh lại. Ngoài ra, người cấp cứu nên nới rộng quần áo, tháo bỏ các trang bị trên người nạn nhân nếu vướng víu ( áo khoác, áo giáp...)

Bị sút họa mi như Công Phượng, người tập võ nên làm gì?

Cách xác định huyệt Bách Hội

Kế đó, bạn có thể sơ cứu chấn thương hạ bộ bằng cách để người bị nạn nằm ngửa, giữ chân nạn nhân duỗi thẳng rồi dùng đầu xương cổ tay trong đánh mạnh vào gót chân nạn nhân vài lần mỗi bên (như "đóng đinh" chân của nạn nhân vào hông, gần giống chấn động với phương pháp nhảy dậm gót). 

Nguồn: Lương y Tô Ấn Trà

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm